Hàng-Hải: Thành-phần Căn-bản của Văn-hoá Dân-tộc

(đangsửa chữa)

Vũ-Hữu-San

1 - Có những vấn-đề văn-hoá bị quên lãng

Có những vấn-đề văn-hoá của dân-tộc bị quên lãng. Ngay đến cả Sử-ký nước nhà mà nhiều người cũng không để ý tới. Vào năm 1944, học-giả Nhượng-Tống đã phàn-nàn như sau:

"Một điều chúng tôi lấy làm áy náy và phàn nàn nhất là sự mờ mịt của số đông anh chị em đối với lịch-sử nước nhà. Điều đó chắc các bạn cũng cùng cảm như chúng tôi. Mà điều đó chẳng phải bắt đầu tự đâu đời chúng ta.

... Còn Sử (nước) ta? Tôi có thể nói mà không sợ mang tội với các cụ rằng: Chính những cụ Tú, cụ Cử, phần đông cũng chẳng biết đầu-đuôi ra sao hết!"

Kể từ khi tìm hiểu các sinh-hoạt Hàng-hải của nhân-loại, chúng tôi lại thấy có một số vấn-đề rất lớn về văn-hoá mà xưa nay cũng ít khi được mọi người bàn-luận tới:

- Khả-năng hàng-hải vượt bực của người Việt thời cổ.

- Chủng-tộc Việt có gốc rễ ngay tại địa-phương (bản-địa.)

- Tính-chất "Nước" là thành-phần căn-bản của văn-hoá chúng ta.

- Nền "Văn-hoá Nước"€ này có thể là một nền văn-hoá nhân-bản nhất và cổ nhất của nhân-loại.

Theo kết-quả nghiên-cứu sơ-quát của một số học-giả Âu-Mỹ, những điểm kể trên đúng là tính-chất đặc-thù của dân-tộc Việt-Nam nhưng thường thường đã bị toàn-thể nhân-loại cũng như chính đồng-bào chúng ta quên lãng.

Khi bỏ ra ngoài những sinh-hoạt khác mà chỉ xét riêng khiá-cạnh hàng-hải, nền văn-hoá "nước" của Việt-Nam đáng được kể là tối-cổ. Sự khởi-nguyên của nó, với nhiều chứng-cớ, hiển-nhiên đã đi trước tất cả các nền văn-hoá "thạch đá", "đền đài đô-thị" hay các loại văn-minh nào khác trên địa-cầu.

Những "chuyện hệ-trọng" về gốc rễ văn-hoá Việt-Nam như vậy mà tại sao lại ít khi người Việt-Nam chúng ta được nghe nói tới?

Có thể một người thường-dân Việt-Nam được đến trường bậc phổ-thông, không có dịp được biết chuyện đi biển của tiền-nhân; nhưng tại sao mà cả những người hành-thủy, tốt-nghiệp trường hải-quân hay hàng-hải cũng có thể chưa hay... Nguyên-do chính có lẽ vì chúng ta không có sách để đọc chăng?

Chính chúng tôi lúc trước, dù đã qua một thời-gian hải-vụ mà đôi khi cũng cảm thấy ngượng ngập vì quá nhiều điều không biết về sinh-hoạt cổ hàng-hải của tiền-nhân. Nhưng cũng chính những lần có thể gọi là "xấu hổ" như vậy đã thúc đẩy chúng tôi hăng hái hơn trong công-trình nghiên-cứu. Cá-nhân chúng tôi cố tìm hiếu về văn-hoá cổ hàng-hải nước ta để hy-vọng gia-tăng những kiến-thức mới, mong cho mọi người được đọc và hiểu biết hơn chính chúng tôi lúc xưa.

 

2 - Văn-hoá Việt vẫn ẩn-tàng

Chúng ta cần một cái nhìn mới và chính-xác về nền văn-hoá căn-bản Việt-Nam.

Giáo-sư Đào-Văn-Dương đã từng viết rằng : "Khoảng 3,000 năm trước Tây-lịch, nước Việt đã là nơi rất thuận-tiện cho việc liên-lạc thương-mại giữa các nước trong vùng Biển Đông, do đó đã có sự giao-lưu kinh-tế và văn-hoá giữa nước Việt với các nước Đông-Nam-Á, hoặc những lớp sơn văn-hoá" nhợt nhạt của nền văn-hoá „n-Độ riêng biệt, nước Việt đã bị Trung-Hoa thống-trị trên 1000 năm... với mưu-đồ Hán-hoá dân Việt.

... Nếu ta muốn tìm cốt lõi của Văn-hoá Việt, Tư-tưởng Việt, ta phải tìm cách tháo gỡ các lớp sơn văn-hoá ngoại-lai đã bao-phủ lên văn-hoá Việt.

... Đi ngược dòng lịch-sử. ta thấy "lớp sơn văn-hoá Mỹ" đối với người Việt hải-ngoại sinh sống tại Hoa-Kỳ, và "lớp sơn Mác-Lê" đối với đồng-bào trong nước. Tháo gỡ được những lớp sơn đó, chúng ta thấy "lớp sơn Văn-hoá Pháp" đã ảnh-hưởng đến nếp sống của dân Việt (nhất là dân thành-thị) trong khoảng 80 năm Pháp-thuộc. Gỡ bỏ "lớp sơn văn-hoá Pháp", chúng ta đối-diện ngay với những "lớp sơn Khổng-giáo, Lão-giáo, Phật-giáo" đã điểm những mầu sắc đậm nhạt khác nhau trong suốt chiều dài của sử Việt. Tháo gỡ được tất cả "những lớp sơn ngoại-lai" đó, chúng ta mới tìm được "cốt lõi của Văn-hoá Việt", "tinh-hoa Tư-tưởng Việt vẫn phủ-phục ẩn-tàng trong dân-chúng ở những thời-kỳ đen tối của lịch-sử."€ Theo vị giáo-sư này, chúng ta có thể tìm thấy phần cốt lõi của văn-hoá Việt qua tục-ngữ ca-dao.

Ngoài ra, muốn biết gốc rễ văn-hoá, người ta cần tìm hiểu môi-trường sinh-họat từ những ngày đầu tiên của dân-tộc. Theo hai Ông Cửu-Long-Giang và Toan-Ánh: Nói về dân-tộc Việt-Nam, chúng ta phải bắt đầu từ miền Bắc, nơi đây là chỗ khai-nguyên của quốc-gia và cũng là trung-tâm phát-triển của dân-tộc.€ Trên các vùng châu-thổ sông Hồng, sông Mã, sự sinh-hoạt từ xưa vẫn mang đặc-tính kiểu "bán thuỷ-sinh", nửa nước nửa cạn.

 

3 - Sông, Nước và buổi bình-minh loài người

Nói chung, những nền văn-minh lớn đầu tiên của loài người đều xuất-hiện tại châu-thổ các dòng sông lớn. Đó là các nền văn-minh:

- Ai-Cập, châu-thổ sông Nile.

- Lưỡng-Hà-Địa, châu-thổ hai sông Tigris và Euphrates.

- „n-Độ, châu-thổ sông Indus.

- Trung-Hoa, châu-thổ sông Hoàng-Hà

Bốn nền văn-minh cổ này được xếp chung lại là các nền "Văn-minh Sông" (River Civilizations). Đặc-điểm này thường được thể-hiện qua những câu nói ví von như: Văn-hoá Cận-Đông là văn-hoá Lưỡng-Hà, Ai-Cập là "tặng-phẩm của sông Nile", văn-hoá „n-Độ là văn-hoá „n-Hà v.v...

Theo Walter Wallbank thì tại những khu duyên-hà đó, nhờ đất cát phì-nhiêu và nước sông sẵn sàng nên mùa màng thường tốt đẹp. Thực-phẩm dồi-dào giúp cho nhân-số tăng-trưởng. Dân-cư sinh sống, tụ-tập thành các thị-tứ hay thành-phố. Nhu-cầu cung cấp nước cho ruộng vườn gia-tăng, người ta phải đào kinh, đắp đập. Việc điều-hành nhân-lực và thiết-lập kế-hoạch tạo thành các cộng-đồng và thế-lực chính-trị. Từ địa-phương, những tổ-chức điều-hành lớn dần thành chính quyền của quốc-gia và rồi, của đế-quốc.€

Một số học-giả Âu-Mỹ lưu-ý chúng ta rằng các vùng đất được gọi là nôi văn-hoá đều nằm dọc theo duyên-hà và chạy dài ra duyên hải. Địa-bàn Trung-Nguyên có hơi khác. Trong nhiều ngàn năm người Tàu chỉ chiếm duyên-hà mà không lan ra duyên-hải.

 

4 - Tàu thuyền thay thế các nấm mồ đá khối

Khi khoa khảo-cổ thành-hình, người ta nô nức nhau đi tìm hiểu những công-trình kiến-trúc của loài người.

Những địa-điểm lôi kéo được sự lưu-tâm nhiều nhất như Kim-tự-tháp Ai-cập, Vạn-lý Trường-thành Trung-Hoa, Đế-thiên Đế-thích Cambodge, sau cùng tới Kim-tự-tháp Mỹ-Châu v.v... Tẩt cả đều là những công-trình nặng nề bằng đá khối xây cất chỉ để làm thoả-mãn người chủ. Nhiều triệu sinh-mạng đã bị hy-sinh cho ý-thích riêng một cá-nhân. Ngày nay, khi ánh-sáng văn-minh tiến-bộ rọi tới những vùng lịch-sử đen tối đó, người ta không thấy "đá khối" mang được một ích lợi thực-tiễn nào phục-vụ cho phúc-lợi con người.

Theo luật tiến-hoá, tẩt cả ảnh-hưởng của các "nấm mồ đá khối" mà người ta gọi là tượng-trưng cho văn-minh như vậy đều đã theo nhau mà lần lượt sụp đổ. Dân-cư quanh những tàn-tích ‘phi nhân-bản’ đó cho đến nay, sau nhiều ngàn năm sau vẫn chưa phục-hồi hay không bao giờ khá lên được.

Nhà Hàng-hải Thor Heyerdahl lý-luận rất chính-xác khi phát-biểu ý-tưởng mới mẻ rằng: Thuyền bè là một thứ xe cộ (hay phương-tiện truyền-bá văn-hoá) đầu-tiên. Nhờ có nó (mà) thế-giới thời đồ đá bắt đầu thu nhỏ lại.€

Tàu thuyền thực sự mang lại ánh-sáng, giúp loài người vượt qua những giai-đoạn tối tăm nhất của lịch-sử.

 

5 - Văn-minh và Thủy-vận

Các nhà văn-minh-học đều đồng-ý rằng văn-minh loài người tiến-triển được là nhờ sự chuyển-vận. Hành-tinh chúng ta đang ở có tới gần ba phần tư bề mặt là biển cả. Một phần tư địa-cầu mà ta quen được gọi là đất "liền" nhưng cũng chẳng phải nguyên một khối mà lại bị các biển nội-địa, những ao hồ, đầm lầy, dòng sông, ngọn suối,... chia cắt ra thành nhiều mảnh.

Từ xưa, các phương-tiện đường thủy đã từng chiếm giữ những vài trò trọng-yếu trong sinh-hoạt của nhân-loại. Khi khảo-sát về văn-minh, các nhà nghiên-cứu không thể không bàn đến những hoạt-động của con người trên sông biển.

Trên những khúc quanh lớn của lịch-sử nhân-loại, người ta thấy sự hiện-diện thiết-yếu của các hoạt-động hàng-hải. Hai thế-giới: Cựu và Tân-thế-giới, năm đại-châu: Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc cùng mọi hải-đảo lẻ loi, xa vắng đã được loài người nối kết lại với nhau bằng đường hàng-hải. Chính là nhờ những phương-tiện và dụng-cụ như thuyền bè, cánh buồm, bánh lái, cây xiếm v.v... mà các chủng-tộc giao-tiếp được với nhau, sinh-hoạt văn-hoá nhờ đó thêm tiến-bộ.

Nếu không có thuyền bè, người ta không thể vượt biển. Ngay cả việc vượt qua những sông ngòi, hồ ao, bãi lầy lớn nhỏ người ta cũng không làm nổi. Nói một cách khác đi, Âu Á xem ra khó gặp gỡ nhau, nếu không nhờ những cánh buồm no gió. Và ... nếu không có bánh lái gắn vào đuôi tàu thuyền, Mỹ-Châu có thể vẫn còn là một lục-địa xa lạ đối với nhân-loại sinh sống tại Cựu lục- địa.

Cho đến ngày nay, dù nhân-loại đã phát-minh được những phương-tiện mới về hàng-không và không-gian, đường thủy vẫn còn là phương-tiện chuyển-vận chính-yếu. Tính về khối-lượng số hàng luân-chuyển trên toàn thế-giới, đường biển chiếm tới 90%. — các nước nằm giữa biển khơi như Anh, Nhật, Indonesia, Australia; hầu như toàn bộ giao-lưu quốc-tế trông cậy vào vận-tải đường biển.€

William Norton, tác-giả các sách về nhân-chủng đã viết rằng: Trong những phương-tiện chuyển-vận mà con người đã từng sử-dụng, thủy-vận là phương-tiện chuyển-vận ít tốn kém nhất. Việc di-chuyển trên mặt nước không gặp nhiều cản-trở và trên sông, trên biển, người ta không phải trả tiền kiều-lộ.€

Khi xem xét giá cả chuyên chở đường biển, Ông Đỗ-Thái-Bình cho biết: Giá thành một tấn kilômét của vận-tải biển chỉ bằng 60% giá thành của đường sắt và đường sông và chỉ bằng khoảng 2.5% giá thành của vận-tải hàng-không.€

 

6 - Thủy-vận, mạch sống của dân ta

Tại nước ta, chuyển-vận đường thủy rõ ràng quan-trọng hơn bất cứ nơi đâu trên thế-giới. Trong thế-chiến II, các nhà quân-sự Mỹ và Pháp có lẽ đã nói đúng hay đi quá xa chăng (?!) khi cho biết rằng ở nước ta việc chuyên chở bằng thuyền bè có thể bao trùm tới 90 phần trăm nhu-cầu chuyển-vận.€ Vào thời xa xưa lúc đường xá giao-thông chưa có, sông rạch lại nhiều, sự di-chuyển của dân ta đã phải nhờ hoàn toàn vào những phương-tiện đường thủy.

Trong cổ-thời, Giao-Chỉ là một xứ sở giàu có. Một đoạn thông-luận không biết tác-giả là ai được chép lại trong "Việt-Sử Tiêu-Án" của Ngô-Thì-Sĩ (17726-1780) như sau: Nước ta là một nơi đô-hộ lớn ở phương Nam, ruộng cấy lúa tốt, đất trồng dâu tốt, núi sẵn vàng bạc, biển sẵn châu ngọc, người ở đâu đến cũng buôn bán làm giàu được cả. Cái tiếng phong-phú ấy đồn đi xa, nên Trung-Quốc lúc nào cũng nghĩ cách chiếm đất của nước mình..."€

Sách Hoài-Nam-Tử (thế-kỷ thứ 2 TTL.) đã viết : Tần-Thủy-Hoàng ham lợi về sừng tê-giác, ngà voi, chim trả, ngọc trai và ngọc cơ của người Việt nên gửi quân xâm-lăng. Léonard Aurousseau nhắc lại các mối lợi lớn này trong bài "La première conquête chinoise des pays annamites (III- Siècle avant notre ère),"€.

Sự giàu sang của xứ ta không phải chỉ hoàn toàn do tài-nguyên thiên-nhiên mà có. Nguồn lợi lớn của Giao-Chỉ cũng còn do ngoại-thương mang lại. Hoạt-động hàng-hải của dân ta lúc xưa rất đáng kể. Trước Công-nguyên, người Việt đã viễn-dương đi nhiều nơi rất xa. Tổ-tiên người Bách-Việt để lại dấu vết thương buôn khắp chốn từ Tây-Bá-Lợi-Á sang đến Hồng-hải, từ Đại-Dương-Châu qua tận Mã-Đảo. Những đường tiền-nhân qua lại trên biển kể ra rất nhiều, chúng tôi xin lược-duyệt các tài-liệu này qua các bài viết khác nhau.

Trong những chuyến đi xa như vậy, đôi khi người Việt bị ngộ-nhận một cách nhầm lẫn là người Tàu.€ Ngày nay tuy dân Trung-Hoa đông-đảo, người ta thấy họ khắp mọi nơi trên mặt địa-cầu; nhưng lúc xưa người Tàu hoàn-toàn chỉ là một giống dân mà sinh-hoạt suốt đời bị gắn chặt với lục-địa.€

Muốn giàu người ta cần phải buôn bán, nhưng Khổng-giáo Trung-Hoa không coi trọng nghề này. Thương là giai-cấp cuối cùng trong tứ dân của Trung-Hoa. Sĩ là đệ-tử của Khổng Mạnh đứng trên hết, sau là Nông, Công rồi mới tới Thương. Giới thương-gia thường bị chính-quyền ngờ vực và coi như thành-phần ăn bám xã-hội.€

— nước ta, giới buôn bán có hoàn-cảnh thuận lợi hơn. Trước công-nguyên, hải-cảng Cattigara ở miền Bắc nước ta€ đã là nơi các thương-gia Âu-Châu và Trung-Đông mong mỏi được hải-hành đến buôn bán.

Thời tự-chủ, kinh-đô Hoa-Lư trở thành thương-cảng quan-trọng. Sau này đến bến Vân-Đồn. Vào đời nhà Trần (1225-1413), thuyền buôn vẫn tiếp-tục thông-thương với các nước. Vóc đoạn của các nước phương Tây; vải hoa, trân châu, cánh trả, kim-la của Chà-Và; gấm, chim ưng, cá sấu, da tê, ngà voi trầm-hương, bạch-đàn của Miên, Lào, không thiếu thứ gì, đều là những thứ quý-giá.€

 

7 - Việt-Nam trong một vùng không-gian bị lịch-sử quên lãng

Việt-Nam chiếm vị-trí trung-tâm của Đông-Nam-Á. Nhưng phần tiền-sử trên cả vùng đất này cũng như chính Việt-Nam mới chỉ được nhân-loại biết đến rất mù mờ cho tới thời-gian gần đây mà thôi.

Trong một khoảng thời-gian dài tới 300 năm kể từ khi xâm-nhập vùng Á-Đông, những người Âu-Châu không lưu-tâm đến cổ-sử Đông-Nam-Á. Các người Anh, Hoà-Lan hay Pháp có thể biết nhiều về văn-minh „n-Độ và Trung-Hoa; nhưng đối với họ, Đông-Nam-Á lại chỉ là một khu-vực "terra incognita" bao-trùm trong màn bí-mật. Cho mãi đến khi khám-phá ra Angkor Wat ở Cambodia và Borobudur ở Indonesia, các học-giả Tây-phương mới bắt đầu để tâm nghiên-cứu văn-hoá, lịch-sử, trình-độ văn-minh của Đông-Nam-Á.€

 

8 - Sự thiếu sót trong Sử-liệu Tây-phương

Trong thời cận-đại, trước những tiến-bộ khoa-học và quân-sự vượt bực, dân da trắng nắm giữ mọi vai trò lớn lao trong lịch-sử nhân-loại. Vào thế-kỷ 16 và 17, người Âu-châu khám-phá Mỹ-Châu, in sách thật nhiều, mở mang giáo-dục, phát-triển nhiều ngành khoa-học mới.€

Sử-ký toàn-cầu cũng được họ viết ra nhiều nhất. Thông thường các sử-gia Tây-phương làm việc rất đúng phương-pháp, nhưng sử-liệu của họ hay bị thiếu sót rất nhiều về sinh-hoạt của các dân-tộc Á Phi.

Nhà văn kiêm Sử-gia H.G. Wells, tác-giả pho sử-ký "The Outline of History" gồm 2 cuốn, đã in lại nhiều lần và có số bán nhiều triệu ấn-bản mỗi lần xuất-bản,€ nhận xét rằng Sử do người Tây-phương viết ra, tuy gọi là Sử Thế-giới nhưng thứ Sử này thật xa lạ hay không có liên-quan gì đến sinh-hoạt của các dân-tộc sống ngoài vùng Tây-Âu, đặc-biệt là các Sử-gia này đã quên hẳn vùng Nam-Á.€

Sử sách đề-cập đến Đông-Nam-Á xuất-hiện rất trễ. Người ta mới chỉ khởi-sự nghiên-cứu và viết về vùng này trong thời-gian gần đây. Sử-liệu hàng-hải Đông-Nam-Á do đó, còn khan-hiếm hơn nhiều.

 

9 - Phần đóng góp của người Pháp về Tiền-Sử Việt-Nam

Riêng về giới học-giả Pháp, chúng ta công-nhận sự đóng góp quan-trọng của họ trong những công-trình khảo-cổ sơ-khởi tại Đông-Dương. Tuy nhiên vì xuất-thân là những nhà Trung-Hoa-Học hay „n-Độ-Học, phần lớn người Pháp có sẵn cái tiên-kiến cho rằng Việt-Nam là chỗ nối dài của hai nền văn-hoá Trung-Hoa và „n-Độ. Học-giả Hoa-Kỳ Neil L. Jamieson nghĩ rằng người Pháp thời thuộc-địa đã mắc phải sai lầm khi cho rằng Văn-Lang chỉ là huyền-thoại không có thực.€

Còn quá đáng hơn, nhà Khảo-cổ-học Bezacier cho rằng lịch-sử Việt-Nam chỉ mới khởi đầu vào thế-kỷ thứ 7 mà thôi.

Trường-hợp Madeleine Colani khám-phá ra "Nền Văn-minh Hoà-Bình" vào thập-niên 1920 thật là đặc-biệt. Cô Colani là một nhà thảo-mộc-học người Pháp muốn chuyển sang nghề sinh-vật hoá-thạch, rồi trở nên một nhà khảo-cổ-học danh-tiếng. Colani cùng một số nhà nghiên-cứu khác tìm ra nhiều dụng-cụ bằng đá trong vùng Hoà-Bình và đặc-biệt là những đồ gốm cổ tới 8,000 năm. Trước đó, giới khoa-học cho rằng Đông-Nam-Á biết làm đồ gốm rất muộn.€

Sau này, nền văn-mnh Hoà-Bình tiếp-tục được khảo-sát. Nhà địa-lý-học Hoa-Kỳ Carl Sauer chứng-minh rằng Đông-Nam-Á chính là trung-tâm tối cổ của nông-nghiệp và rằng "luá gạo, heo và gà vịt đều phát xuất từ Đông-Nam-Á." €

Giáo-sư Wilhelm G. Solheim II của trường đại-học Hawaii tin rằng dân-chúng nền văn-minh Hoà-Bình có thể đã biết trồng trọt 15,000 năm TTL, làm thuyền độc-mộc 5,000 năm TTL, thuyền có thân phụ (outrigger) 4,000 năm TTL. Những chuyến hải-hành từ Đông-Nam-Á đi khắp nơi như Đài-Loan, Nhật-Bản, Địa-Trung-Hải v.v...€

 

10 - May mắn hãn-hữu của ngành hải-sử nước ta

Một may mắn lớn đã đến cho ngành hải-sử nước ta. Hầu hết những người Pháp đầu tiên đến Việt-Nam là thủy-thủ, hành nghề đi biển hay phục-vụ trong Hải-quân. Số lượng ngưới Pháp để-ý quan-sát và viết về các ghe thuyền Đông-Dương chiếm tỷ-lệ đáng kể. Lúc đầu, tài-liệu và hình vẽ ghe thuyền Việt-Nam xuất-hiện lẻ tẻ trong các loại sách kiểu hồi-ký. Sau này, một số sách khảo-cứu về sinh-hoạt văn-hoá nước của dân ta cũng được các cơ-quan tình-báo thuộc-địa, một số hội văn-hoá hay những cá-nhân ưa thích sưu-tầm, thu-thập lại và xuất-bản thành sách.

Trong khi nghiên-cứu việc kiến-trúc ghe thuyền thế-giới, Đô-Đốc Francois E. Paris thuộc Hải-quân Pháp là một trong những nhà nghiên-cứu đầu tiên bàn-luận ít câu về khía-cạnh văn-hoá của thuyền bè Việt-Nam. Tập sách của Ông mang nhan-đề là "Essai sur la construction navales des peuples extra-européens, do nhà sách Arthur Bertrand: Paris xuất bản khoảng 1841-1843. Gần 4 thập-niên sau đó, Đô-Đốc Paris lại cho ra đời một số sưu-tập nữa kèm hình vẽ, tựa-đề "Souvenirs de marine; collection de plans ou dessins de navires et de bateaux anciens ou modernes, existants ou disparus".€ Trong cuốn đầu tiên phát-hành năm 1882, Ông đặc-biệt dành riêng cho việc trình-bày các tài-liệu bàn về ghe thuyền Đông-Dương và Nhật-Bản. Vị Đô-Đốc học-giả này tìm ra nhiều sự tương-đồng về hàng-hải chứng-tỏ đã có sự giao-tiếp cổ thời giữa vùng quê-hương chúng ta với đất Mỹ-Châu.

Nửa thế-kỷ nữa trôi qua, chúng ta thấy xuất-hiện thêm một số sách Pháp-ngữ nghiên-cứu rất công-phu về thuyền bè Việt-Nam xuất-hiện. Đáng kể nhất là những công-trình sau đây:

-Bateaux en Indochine, Jean Poujade, Testelin, Saigon, 1940.

-Esquisse d'une Ethnographie Navale des peuples annamites, Pierre Paris, Le Bulletin des Amis du Vieux Hué no. 14, Octobre-Décembre 1942; in lại ở Rotterdam, Holland 1955.

-Voiliers d’Indochine, J. B. Piétri, S.I.L.I., Saigon, 1949.

-Mới đây nhất là cuốn "Bois et Bateaux du Việtnam", Francoise Aubaile- Sallenave, Paris, 1987.

Xứng-danh là một nhà Khảo-cổ Hàng-hải, Pierre Paris còn cung-cấp thêm tập tài-liệu nhan-đề "L'Amérique pré-colombienne et l'Asie méridionale"€. Qua 60 trang báo, Ông Pierre Paris đã mạnh mẽ phát-biểu nhiều điều hiển-nhiên về ảnh-hưởng văn-hoá Đông-Dương hiện-diện tại Mỹ-Châu, đặc-biệt qua những phương-tiện hàng-hải.

Tiếp theo đó, những học-giả Âu-Mỹ khác cũng bị hấp-dẫn và say mê nghiên-cứu đủ mọi loại thuyền bè mà họ nhìn thấy khắp nơi tại nước ta.

Tóm lại, các công-trình của người Pháp nghiên-cứu ghe thuyền nước ta trong các thế-kỷ vừa qua thật sự quý báu biết bao!

 

11 - Hải-Sử không bao giờ có tại Trung-Hoa

Người Trung-Hoa ngay từ nguyên thủy thường sinh-hoạt cô-lập một mình trong lục-địa. Fitzgerald viết rằng: "Có rất ít chứng-cớ về chuyện người Trung-Hoa đã từng giao-tiếp hay biết đến sự hiện-diện của các dân-tộc khác ở xa cho đến thế-kỷ thứ 2 trước Tây-Lịch.€

Sử-gia C. P. Fitzgerald cùng khá nhiều Sử-gia Âu-Mỹ khác, trong khi nghiên-cứu về sử-ký Trung-Hoa, đã than thở qua nhiều câu tương-tự như: Thật khó mà phân-biệt những hư thực trong sử sách thời sơ-kỳ của Tàu với các loại "sử-liệu" thật sơ sài và hoàn-toàn do trí tưởng-tượng nặn ra. Sử Trung-Hoa gồm toàn là (tổng-hợp) những truyện truyền-kỳ và huyền-thoại. Ngay các sách Sử-ký có đề cả tên tác-giả cũng đáng nghi ngờ.€

Cho đến hồi gần đây, hoạt-động Hàng-Hải, kể cả ngành viễn-duyên thường không được coi trọng và không được sử sách Trung-hoa nói tới. Sử-ký Trung-Hoa không những có nhiều điểm đáng nghi ngờ mà còn có những khoảng trống lớn về hải-sử. Người Trung-Hoa, vì thế cũng không cung-cấp được tài-liệu nào tương-đối gọi là quý báu về sinh-hoạt hàng-hải của dân ta trong thời cổ.

Rủi hơn nữa, nước ta bị Trung-Hoa đô-hộ cả ngàn năm. Vì sách-lược xâm-lăng, người Tàu đã cố-ý huỷ-hoại đi nhiều chứng-tích văn-hoá xưa của dân-tộc ta, kể cả những tài-liệu quý-giá về hàng-hải cùng những sinh-hoạt thủy-sinh khác.

 

12 - Ảnh-hưởng xấu của tư-tưởng cực-đoan Trung-quốc

Người Trung-Hoa vốn tin rằng nước họ là Trung-Nguyên, dân Hán là trung-tâm văn-hoá đã khai-hoá nhân-loại. Văn-hào Lỗ-Tấn từng đả-kích tư-tưởng của đồng-bào nước ông như "cực-đoan, ca-tụng quá-khứ đến độ tự lừa dối mình."€

Dân-tộc Việt Nam đã bị các sử-gia Trung-Hoa trình-bày rất sai-lạc như để hiểu rằng, dân Việt chỉ là dân nô-lệ Trung-Hoa, được hưởng ánh-sáng văn-minh Trung-Hoa, được người Hán dạy cho đủ thứ nhất là được hấp-thụ Hán-học và Nho-giáo.€

Trong khi theo đòi nghiên-bút, nhiều nho-sĩ Việt-Nam đã vô-tình hấp-thụ tât cả những ảnh-hưởng tai-hại từ Hán-học. Có thời-kỳ, cách học-tập của mình đã làm cho người mình không biết được Sử xứ mình. Học giả Trần-Trọng-Kim chắc rất buồn khi Ông than: "Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp sách đi học thì chỉ học sử Tàu, chứ không học sử nước nhà . Rồi thơ-phú văn-minh gì cũng lấy điển-tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước mình thì nhất-thiết không nói đến. Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì."€

Khi chúng ta nói đến ảnh-hưởng Tàu cũng là nói đến Nho-học. Triết-gia Kim-Định viết rằng: Thông thường thì Nho-giáo được coi như là sáng-khởi do Khổng-Tử. Với người Tàu thì Nho với Khổng đồng-nghĩa, điều đó còn được tăng-cường hơn nữa khi truyền ra nước ngoài. Nói với người Âu Mỹ về Nho thì phải dùng chữ Confucianism phiên-âm từ chữ Khổng-Phu-Tử.€

Một số nhỏ người Việt-Nam có thể ca-tụng Nho-giáo như "khuôn vàng thước ngọc" cho cách sử-thế, Khổng-Tử như vị "Vạn-thế Sư-biểu", nhờ có Khổng-giáo mà quốc-gia Việt-Nam tồn-tại. Có vị còn muốn dựng lại các Khổng-Miếu hay nhận Nho-giáo là văn-hoá Việt, trong khi ngay ở Trung-Hoa là quê-hương Khổng-Tử, người Tàu đã phải quên Khổng để mong quốc-gia tiến-bộ hơn.€

 

13 - Xin hãy để cho Khổng-Tử được yên nghỉ bên Tàu

Một số nhỏ người Việt-Nam trí-thức đôi khi có những cái nhìn chủ-quan về ảnh-hưởng Khổng-Mạnh. Thật ra đối với đại đa-số dân Việt chúng ta, không những họ đã không chịu thuấn-nhuần triết-lý Khổng-Mạnh mà vì bản-năng sinh-tồn không muốn bị mất đi nguồn gốc Tổ-tiên, người dân quê còn liên-tục chống đối lại một cách thực-sự mãnh-liệt.

Các học-giả ngoại-quốc nhờ đứng ở ngoài nhìn vào nên có những nhận-xét khách-quan hơn. Charles F. Keyes cho rằng chính-quyền lúc xưa sở-dĩ thất-bại trong việc áp đặt trật-tự Nho-giáo vì cả cái "thế-giới" mà trong đó người Việt sinh-hoạt đã phát-triển đến một nền trật-tự xã-hội (ổn-định) khác-biệt hẳn (Khổng-giáo) ngay từ thời nguyên-thủy.€

Steven J. Hood cho rằng Nước Trung hoa hay "Đế-quốc Đại-Hán" là quốc-gia theo Khổng-giáo và Nước Việt-Nam độc-lập đã phản-kháng lại các phương-cách Khổng-hoá và Hán-hoá thật mãnh-liệt.€

Keyes cũng đồng-ý với Alexander Woodside trong một nhận-xét đúng đắn khác cho rằng theo với đường Nam-tiến, người dân Miền Nam tiếp-nhận thêm ảnh-hưởng Khmer và ảnh-hưởng Phật-giáo; trong khi đó ảnh-hưởng Khổng-giáo giảm bớt đi so với những người dân Trung, dân Bắc.€

Như vậy, khi muốn tìm hiểu rõ ràng gốc rễ văn-hoá Việt xưa, một số sách vở Nho-gia cần tạm bỏ lại sang một bên.

 

14 - Văn-minh Nước của Đông-Nam-Á, nền Văn-minh rất cổ xưa

Người Việt-Nam cùng với một số dân khác của Đông-Nam-Á đã sinh sống quanh khu-vực Biển Đông từ hàng chục ngàn năm trước đây. Ngay từ khi xuất-hiện, họ sinh-hoạt cạnh bờ nước, đương-nhiên rất giỏi đi biển. Nền văn-minh hàng-hải của dân ta phát-sinh từ nhu-cầu chuyển-vận trong một vùng đất đai luôn luôn bị ngập nước. Tiến-trình của ngành hàng-hải khởi-thủy từ buổi bình-minh của nhân-loại, đã liên-tục phát-triển suốt khoảng thời-gian hàng 6, 7 chục ngàn năm qua.

Sắc thái "nước" lại chỉ xuất-hiện ở Đông-Nam-Á mà không có ở bất cứ vùng nào khác trên địa-cầu. "Văn-minh Nước" này có tính-cách bản-địa bắt rễ tại chỗ, không nhận ảnh-hưởng từ bất cứ một nguồn hay gốc nào khác ở ngoài. Tính-chất nước của dân Việt ta khác-biệt hẳn với các nền văn-minh khác, có lẽ cổ-kính hơn cả bất cứ một nền văn-minh cổ-kính nào khác của nhân-loại. Điều chắc chắn nhất: "Văn-hoá Nước" Việt-Nam đi trước nền "Văn-hoá Lục-địa" của Trung-Hoa và cả „n-Độ nhiều thiên-kỷ.

Tầm ảnh-hưởng của hàng-hải đối với đời sống như đã trình-bày, thật là quan-trọng, nếu không muốn nói là "tối yếu" cho sự tiến-bộ của nhân-loại. Lịch-sử chứng-minh rằng Âu-Châu sở dĩ vượt qua được thời-đại đen tối (dark age) nhờ con người tái phát-triển hàng-hải, bành-trướng giao-thương đường biển.€

Nhưng có lẽ vì vô-tình, loài người có thể đã không biết hay đã quên rằng dân Việt thời cổ là tác-giả của các phát-minh ghe thuyền cùng tất cả những trang-cụ quan-yếu dùng đi biển như buồm, lái, xiếm... Suy-luận ra, tiền-nhân chúng ta đã đóng góp những công-trình to lớn trong việc phát-triển nền văn-minh nhân-loại hiện nay. Tuy thế, mấy ai trong chúng ta được nghe nhắc nhở tới!

Ai ai cũng biết rằng trên trái đất này, nếu không có nước thì không có đời sống. Riêng với loài người, nếu không có chuyển-vận thì không có văn-minh. Trải qua bao nhiêu ngàn vạn năm cho đến khi có xe lửa, sự chuyển-vận đường thuỷ nắm giữ vai trò quan-yếu nhất.

Chúng tôi mong mỏi một ngày nào đó, sách vở Việt-Nam và thế-giới bắt đầu ghi chép lại những bước đi lớn của hàng-hải Việt thời cổ, và hơn thế nữa nhận ra được công-trạng đích-thực của tiền-nhân chúng ta đóng góp vào đà tiến-bộ của nhân-loại.

 

15 - Khoảng trống văn-học: cổ hàng-hải

Cho dù cố công lục lọi tất cả các thư-viện trong nước cũng như ở ngoài nước, người ta khó có thể tìm thấy một cuốn sách hay một tập tài-liệu nào bàn-luận đầy đủ đến những đề-tài này,

Có rất nhiều cách giải-thích hiện-tượng khan-hiếm sách vở về cổ hàng-hải Việt-Nam. Sau đây là một số lý-do được chúng tôi chú-ý nhiều nhất:

- Thứ nhất, nước Việt-Nam nằm trong vùng nhiệt-đới. Từ lâu một số đông khoa-học-gia quốc-tế hay quốc-nội đã "yên-chí" mặc-nhiên cho rằng vùng nhiệt đới không thể là nơi có thể phát-sinh những nguồn gốc văn-minh nhân-loại.

Học-giả Thái-Lan Sumet Jumsai thấy rằng thiên-kiến này sai-lầm. Từ 10,000 năm trước đây, tại khu-vực vòng đai giới-hạn bởi hai vĩ-tuyến; 20 độ Bắc và 20 độ Nam, con người đã khởi sự nhiều tiến-bộ đáng kể. Học-giả này đặc-biệt đã hết lời ca-tụng nền văn-minh nước của vùng Tây-bộ Thái-Bình-Dương, tức Đông-Nam-Á.€

- Thứ hai, ở xứ ta các sách khảo-cổ rất khan-hiếm, nhất là cổ-sử và đặc-biệt thật khó tìm các tài-liệu về cổ hàng-hải. Những nhà nghiên-cứu hàng-hải, sau khi bỏ nhiều công-lao tìm kiếm mà không thấy tài-liệu, đành bỏ cuộc.

Ông Bình-Nguyên-Lộc cũng đã từng lưu-tâm đến một trong những lý-do khan-hiếm tài-liệu cổ-sử ở nước ta khi viết rằng: "...Các sử-gia Pháp Việt lại dùng sử-liệu của một nước văn-minh trước ta là sử Tàu ... Nhưng sử Tàu lại mù mờ... Phương chi ta chỉ đọc tới Sử Ký của Tư Mã Thiên rồi thôi mà tổ-tiên ta thì lâu đời hơn Tư Mã Thiên đến ba ngàn năm, thì làm thế nào mà biết được sự thật."€

- Thứ ba, về khía-cạnh hàng-hải, sự khiếm-khuyết tài-liệu còn trầm trọng hơn. Ảnh-hưởng của nền văn-hoá "lục-địa" của Trung-Hoa sau hàng ngàn năm Bắc-thuộc đã chôn vùi nhiều thành-tích hàng-hải quá-khứ và giết chết hầu hết những phát-kiến mới mẻ của sinh-hoạt này ngay từ trong trứng nước...

Các sử-gia Trung-Hoa thường sinh-sống suốt đời trong nội-địa nên thiếu thốn hẳn các kiến-thức về hàng-hải. Sách Trung-Hoa tuy thiên-kinh vạn-quyển, nhưng không thấy có mấy đoạn ghi chép về tàu thuyền hay sông nước. Ngay cả Khổng-Tử là vị bác-học uyên-bác số một của Trung-Hoa thời cổ, người đã san-định lại các Kinh Thi, Thư, Lễ, Dịch cùng biên-soạn kinh Xuân-Thu, cũng không một lần bàn đến hàng-hải. Joseph Needham đã đề-cập đến sự kiện này trong Science and Civilization in China, Vol. 4, Part III: Civil Engineering and Nautics, trang 396. €

 

16 - Sinh-Hoạt xưa không có trong sách vở

Giới trí-thức Việt-Nam thời xưa chịu ảnh-hưởng Hán-học rất đậm. Vì sự thăng-tiến qua con đường khoa-hoạn, hầu hết các nhà nho đã tiếp-tục cái học từ-chương khoa-cử. Rất ít người thoát ra khỏi khuôn-sáo của kinh-điển Trung-Hoa để tìm-tòi, suy-luận và phát-huy nền văn-hoá đặc-thù dân-tộc.

Nam-Thiên Nguyễn Đức Sách rất có lý trong khi viết rằng:

"Lịch sử minh xác rằng đại đa số dân Việt có một nếp sống riêng, khác biệt với nhiều điều thường thấy trong sách vở. Sở dĩ có tình trạng này, vì xã hội Việt thời trước gồm hai hạng người : hạng biết chữ và hạng không biết chữ.

Hạng biết chữ là những người đã học chữ nho, đọc nhiều sách của Trung Hoa, và theo Khổng học. Hạng không biết chữ là hạng không biết đọc viết, không biết sách vở, mà chỉ biết sống theo truyền thống của Tổ Tiên.

Với sự phức tạp của chữ nho, hạng không biết chữ chiếm hơn 95% dân số.

Tuy nhiên, dầu hơn 95% dân chúng sống theo những phong tục và niềm tin riêng, họ vẫn không được biết đến bằng hạng 5% biết đọc biết viết, và biết ghi chép thành sách vở.

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào sách vở để tìm hiểu, chúng ta chỉ biết được nếp sống của 5% dân Việt, và sẽ có nhiều nhận định sai lầm về văn hoá Việt."€

 

17 - Biết tìm đâu Trường-thiên Anh-hùng-ca Hàng-hải?

Người Việt thời cổ cho dù không sống cả đời trên ghe thuyền hay sông biển, thì cũng suốt đời sinh-hoạt cạnh bờ nước. Tuy vậy, rất tiếc rằng nền văn-học nước nhà có nhiều khoảng trống vắng, và sinh-hoạt hàng-hải thực-sự là một phần quan-trọng đã bị chúng ta bỏ rơi mất đâu đó nơi cõi chân-không?!.

Những chuyến đi biển hàng ngàn vạn hải-lý của tiền-nhân cũng không để lại nhiều dấu vết trong truyền-thuyết, huyền-thoại hay trong cổ-tích Việt-Nam. Những trường-thiên anh-hùng-ca của dân Việt trên khắp mặt đại-dương thật-sự muôn ngàn lần oai-hùng hơn những chuyến đi của Ulysses trong Odysseus (anh-hùng-ca Hy-lạp của Homer) mà hải-trình chỉ quanh-quẩn vài nơi vùng Điạ-trung-Hải (hay Hắc-hải?) mà thôi.

Các sinh-hoạt của tiền-nhân chúng ta đã gắn chặt với Biển Đông qua nhiều ngàn năm. Vì thế, chúng tôi luôn luôn tin-tưởng rằng khi nghiên-cứu những hoạt-động thời cổ của người Việt trên sông hồ biển cả, người ta có thể khám-phá ra được nhiều yếu-tố căn-bản liên-hệ đến gốc rễ của dân-tộc. Tổ-tiên Việt-tộc là một trong những giống người đầu tiên đã sinh-tồn được trong môi-trường nước, đã thành-công trong việc phát-triển các sinh-hoạt nửa cạn nửa nước. "Nền văn-hoá Nước" chính là nền văn-hoá nguyên-thủy của ta, tương-đối được miễn-nhiễm, ít bị các lớp sơn văn-hoá ngoại-bang phủ lấp.

 

18 - Hàng-hải và rễ văn-hoá bản-địa của dân-tộc

Cho đến ngày nay vấn-đề nguồn gốc dân-tộcViệt-Nam vẫn chưa có giả-thuyết nào được coi là vững chắc.€ Nhân cơ-hội bàn đến hàng-hải thời cổ, chúng tôi xin nói thêm vài câu thanh-đạm về nguồn-gốc "bản-địa" của dân-tộc, gọi là một chút đóng góp nhỏ nhoi cho sự tầm-khảo thật quan-trọng và vĩ-đại này.

Nhân bàn về cổ hàng-hải, chúng tôi xin lạm-bàn thêm chút ít về gốc rễ của người Việt-Nam liên hệ đến nước. Tuy vậy, phần trình-bày này có tính-cách phụ-thuộc, chỉ nói ngắn gọn về cái "Rễ người Việt" phát-sinh tại chỗ. Sở dĩ như vậy cũng có lý-do: chúng tôi có ý tránh né các danh-từ "lớn" có tính-cách quá xác-quyết như Nguồn-gốc, như Dân-tộc, như Việt-Nam". Lại vì các lý-do khác liên-hệ đến luận-lý cũng như yếu-tố thời-gian, chúng tôi xin phép tạm dùng những chữ rễ, chữ người, chữ Việt cho có được sự "nới lỏng" khi viết.€

Chúng tôi xin nói cho rõ ràng là hầu hết những kiến-thức ở đây được chiếu qua "lăng-kính cổ hàng-hải". Vì dựa trên quan-điểm hàng-hải này, chúng tôi đã có ý vượt qua giới-hạn bốn, năm ngàn năm văn-hiến. Chúng ta hãy cùng nhau đi xa hơn về quá-khứ, tìm gốc-gác người Việt ít nhất phải kể từ thời Băng-Đá, tức mười mấy ngàn năm trước Tây-lịch. Cái rễ cũng có thể đã già hơn nữa, nó khởi-nguyên từ khi những người Đông-Nam-Á phát-triển khả- năng hải-hành, vượt được biển qua lục-địa Mỹ-Châu, 60 ngàn năm trước đây. Khi đó dân ta tuy đã lập thành các bộ-lạc, có kinh-nghiệm hành-thủy nhưng chưa lập-quốc và thế-giới cũng chưa có nước nào ra đời. Danh-từ dân-tộc hay người nước nào, quốc-gia hay đất nước nào khó mà xác-định cho được dứt khoát.

 

19 - Những Thận-trọng cần-thiết

Danh-tự "Việt" là tên để gọi dân-tộc và quốc-gia chúng ta, nhưng cũng có những điều giới-hạn cần được cẩn-trọng khi phát-biểu tư-tưởng về nguồn gốc. Chẳng hạn như không vì danh-hiệu "Việt" này mà vội vã cho rằng chúng ta là con cháu dân nước Việt thời Chiến-quốc. Hai giống dân, Việt của Câu-Tiễn và Việt của Hùng-Vương là các chi-tộc khác nhau thuộc nhóm "Bách-Việt".

Sử-gia Phạm-văn-Sơn đã từng đưa một kết-luận (xac quyet??) rằng: Việt-ngữ và Việt-chủng là một chủng-tộc và một ngôn-ngữ riêng-biệt.€ Chúng tôi đề-cao sự thận-trọng khi chúng ta lập thuyết, không nên vội vàng gán ghép nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam chúng ta đi ra từ chủng này, chủng nọ.

Sử-gia Trần-Trọng-Kim lưu-ý chúng ta những điểm tế-nhị khác như tránh dùng từ "An-Nam". Ông viết: Cũng như tên "An-Nam" là tiếng người Tàu đời nhà Đường (618-907) dùng gọi dân ta. Hai chữ "An-Nam" (này) có ngụ-ý phải thần-phục nước Tàu.€

Riêng quốc-hiệu Việt-Nam mà chúng ta đang dùng ngày hôm nay là một danh-từ rất mới. Tên "Việt-Nam" chỉ được triều-đình Mãn-Thanh ban cho vào năm 1802.€ Đây lại thêm một điểm tế-nhị nữa và trước sau gì cũng có tranh-luận trong tương-lai.

Người viết chỉ xin bàn đến những sinh-hoạt "nước" của người Việt cổ trong những khung cảnh có thể nói là tổng-quát như vậy mà thôi. Phần tranh-luận "Nguồn gốc Dân-tộcViệt-Nam" ngày nay có xác-thực đúng thật là con cháu chính-thống (hay bà con) của giống dân hàng-hải siêu-việt như vậy hay không sẽ vẫn còn đòi hỏi thêm nhiều tâm-trí, thời-gian, tiền bạc...

Các công-trình liên-hệ đến việc dẫn nước xuất-hiện ngay từ thuở bình-minh của nhân-loại. William Norton cho rằng tại Cận-Đông nơi thường được gọi là "cái Nôi Văn-minh", tổ-chức điều-hành việc phân-phối nước cho dân-chúng vào thời xa xưa cách nay 5,000 năm đã phức-tạp.€

Nhiều ngàn năm trước, khi khởi-sự canh-nông, con người phải lo liệu cách dẫn nước vào vườn ruộng. Một số nhà khảo-cổ-học lý-luận rằng công-tác này rất hệ-trọng cho sự sinh-tồn của cộng-đồng. Nhu-cầu "Nước" đòi hỏi một tổ-chức mạnh mẽ để điều-hành và hình-thức quốc-gia ra đời.

Thời lập-quốc, dân ta đã khởi sự với các sinh-hoạt với nước. Người Việt-Nam tiếp-tục dùng chữ "Nước" để chỉ quốc-gia cho đến ngày nay.

Tổ-tiên ta nổi danh tài giỏi về việc dẫn nước để canh-tác. Theo ông Bình-Nguyên-Lộc giống Lạc-Việt đứng đầu tất cả các chi-tộc Bách-Việt trong hoạt-động này. Nhờ chiếm được địa-bàn có nhiều sông ngòi nhứt ở Á-Đông, chính họ phát-minh ra kỹ-thuật dẫn thủy xuất điền và nhập-điền cho toàn cõi Á Đông gió mùa (Asie des moussons). Một Học-giả người Pháp, Ông Henry Maspéro, nói rằng cổ-sử Trung-Hoa nhìn nhận rằng người Tàu đã phải học với họ.€

Joseph Buttinger cho rằng những công-trình thủy-lợi ở nước ta đã khởi sự trước cả thời-kỳ người Việt thành-lập nước Văn-Lang.€

Jean Chesneaux ví người Việt như những "người Hoà-Lan tại Viễn-Đông, (Contribution à l'histoire de la nation vietnamienne, Paris, 1955). Hiển-nhiên về công-trình thực-hiện thì có sự tương-tự, nhưng nếu nói về thời-gian thì dân ta đã tiến trước người Hoà-Lan nhiều ngàn năm. Helen B. Lamb đồng-ý với Jean Chesneaux, cho rằng công-việc đắp đê điều, khai kinh rạch đòi hỏi một chính-quyền mạnh mẽ ngay từ thời xa xưa.€

D. R. SarDesai tìm ra hai yếu-tố tạo-dựng nên xã-hội Việt-Nam là (1) chống chọi với thiên-nhiên và (2) đối đầu với cường-địch phương Bắc. Trước thời công-nguyên, hệ-thống gồm những đê điều chống lũ lụt và các kinh đào dẫn nước vào ruộng vùng châu-thổ Sông Hồng đã thật rắc rối. Hệ-thống này phải do một thứ chính-quyền trung-ương điều-hành. Những quá-trình tranh-đấu này đã tạo-dựng nên dân-tộc Việt-Nam, một giống người cương-quyết, kiên-cường và cứng cỏi vào bậc nhất thế-giới.€

Trước khi trở thành những đệ-tử Khổng-Mạnh, Phật-tử thuần-thành, Công-giáo chân-chính...; người Việt chúng ta đã là những người Việt-Nam có văn-hoá, tín-ngưỡng riêng-biệt của chúng ta. Phần bài viết "Văn-hoá nước ảnh-hưởng đến Tôn-giáo và Triết-lý dân-tộc" khá dài, sẽ xin được trình-bày trong các dịp sắp tới.

 

21 - Ảnh-hưởng Hàng-hải, Hồn của "Nước" và tinh-thần quốc-gia

Văn-Lang là danh-hiệu nước ta thời-đại Hùng-Vương. Đồ Đồng Đông-Sơn được sản-xuất vào thiên-kỷ thứ nhất TTL. tiêu-biểu cho nền văn-hoá của dân-tộc ta thời-kỳ mở nước và dựng nước.€

Khi khảo-sát văn-hoá thời Đông-Sơn, nhiều học-giả, gồm cả Đông-phương lẫn Tây-phương như Chikamouri, Bezacier, Manuel, và nhất là Keith Weller Taylor€; đã đồng-ý rằng: "Các hình vẽ và trang-trí trên trống đồng Đông-Sơn luôn luôn tạo nên ý-tưởng về những biểu-tượng của nghệ-thuật hàng-hải, đồng-thời minh-chứng một cách không thể lầm lẫn về tầm ảnh-hưởng của một thế-lực dựa trên căn-bản của biển cả."

C. P. Fitzgerald từng ca-tụng dân Việt hết lời trong cuốn sử-ký bàn về các âm-mưu bành-trướng của Trung-Hoa trên đường Nam-xâm. Theo sử-gia này, người Việt chuyên nghề hàng-hải, là giống dân chiến-đấu can-đảm nhất, đã liên-tục chống lại những đoàn quân đế-quốc xâm-lược hung-hãn nhất.€ Fitzgerald giải-thích rằng tinh-thần bất- khuất của dân Việt sở dĩ có được là nhờ sự trui rèn qua nhiều năm tháng rất dài khi phụ-vụ hải-nghiệp. Giống dân này xuất-hiện rất lâu trước thời công-nguyên, ngay từ những trang đầu của sử-ký, đã từng dùng tàu thuyền vượt biển đi xa, thường-xuyên đối đầu với phong-ba bão táp ngoài đại-dương.

Khi hiểu như vậy, ta thấy một thứ tinh-thần tập-đoàn của thủy-thủ đã tạo thành gốc rễ cho sự đoàn-kết quốc-gia suốt bốn ngàn năm lịch-sử.

Stain Steiner, ngoài việc diễn-đạt lại ý-tưởng của Fitzgerald trong sách "Fusang, Chinese Who Build America"€, còn khéo léo ví von rằng người Việt chiến-đấu diệt ngoại-xâm bằng vào những xung-lực vũ-bão mà họ đã từng dùng chống với giông-tố ngoài biển khơi.

Như nhà hùng-biện mạnh-bạo nhất, Keith Weller Taylor tuyên-bố là hồn Việt-nam đi từ hồn của nước (aquatic spirit). Ông khẳng định rằng cái hồn "nước" là năng-lực chính-trị và là động-cơ đưa đến sự tự-chủ (lập nên các ngành vua Việt chính-thống). Quan-niệm hồn Nước này đã dự vào việc tạo-dựng thành tập-thể dân-tộc Việt-Nam trong thời tiền-sử...€

 

22 - Lãnh-thổ ôm dài theo bờ biển

Trừ các quốc-gia hải-đảo thường có bờ biển dài, không có nước nào nằm trên lục-địa mà hình-thể đất nước lại dài mà chiều ngang lại hẹp như Việt-Nam.

Một nửa biên-cương Việt-nam là bờ biển, hình chữ S như một con rắn (rồng) quẫy trong Biển Đông. Đa-số dân-chúng sống dọc theo bờ biển nên các nhà Địa-Lý đặt cho nước Việt-Nam là một nước "bán thủy-sinh" nghĩa là đời sống của dân chài cũng quan-trọng như đời sống của nông-dân.€

Sinh-hoạt hàng-hải Việt-Nam đã được ghi-nhận rõ ràng nhất trên các di-vật Đông Sơn kể từ 7 thế-kỷ trước Tây-Lịch. Theo sách "Trống Đông-Sơn"€.: "Không-gian của xã-hội Văn-Lang - Âu-Lạc là không-gian của Văn-Hoá Đông-Sơn, cũng là không-gian tìm được nhiều trống Đông-Sơn nhất và tồn-tại nhiều trống cổ nhất. Đó là vùng Bắc Việt-Nam và khu-vực Nam Hoa-Nam."

Thời-gian của Đông-Sơn là thời-đại Hùng-Vương. Những sinh-hoạt lúc đó được ghi nhận qua nhiều hình ảnh trên trống đồng.€

Như Tổ-tiên là Lạc-Long-Quân gần 5,000 năm về trước, chúng ta nhận Biển Đông là quê-hương.€ Có thể đây là đặc-điểm đáng nói về truyền-thống "nước" và "nhớ Tổ nhớ Tông" của những người con Hồng cháu Lạc. Trong khi ôm lấy Biển Đông, cho dù không mở được biên-cương về Bắc lấy lại Quảng-Đông, Phước-Kiến; chúng ta cũng đã thành-công trong kế-hoạch "Nam-Tiến".

Nhìn bản-đồ Đông-Á, chúng ta có nhận-xét khá lý-thú. Trong kế-hoạch bành-trướng, Trung-Hoa cứ hướng về lục-địa, mở mang lãnh-thổ đến tận Trung-Á. Khi Nưóc Lâm-„p bị diệt-vong, con cháu rời xa biển rút sâu vào rừng núi Ai-Lao. Lúc quốc-gia Phù-Nam suy-thoái, dân họ cũng lùi dần vào nội-địa Cambodge. Chỉ có dân Việt-Nam duy-nhất mở hết vùng duyên-hải và đã đi hết con đường cho đến tận mũi Cà-Mau, biển Hà-Tiên. Quê-hương ta cứ nằm cạnh biển khơi và lãnh-thổ mãi mãi được ở sát bên bờ đại-dương Không có quốc-gia nào nằm bên bờ lục-địa mà lại có thành-tích vươn dài vươn xa như Việt-Nam chúng ta vậy.

Ngày nay, tuy diện-tích nước ta nhỏ hơn Thái-Lan và Nam-Dương , nhưng suốt dòng lịch-sử hơn hai ngàn năm qua , dân Việt đã luôn luôn đóng những vai trò quan-trọng nhất trong vùng Viễn-Đông.€ Và ... cho dù có miền Trung nhỏ hẹp làm thành một chiếc hành hang€, đường biển vẫn tượng-trưng cho phương-tiện chuyển-vận chính dùng liên-lạc Bắc-Nam. (Biển Đông) vì thế đúng là yếu tố then chốt hợp nhất quốc-gia Việt-Nam trong một môi-trường kinh-tế chung.€

 

23 - Nước: một hướng đi trở lại cội-nguồn

Chúng tôi muốn nói nhiều đến sinh-hoạt hàng-hải của những dân-cư thời cổ xưa đã từng liên-tục sống trên khắp vùng Đông-Á. Vùng đất sinh-hoạt của họ kéo dài từ sông Hoài đến lưu-vực sông Cửu-Long sang tận Nam-Dương Quần-đảo. Những nhà khảo cổ cho rằng trên một vùng rộng lớn như vậy, tuy các nhóm ngườì có sự khác-biệt nhưng lại chung sống tương-đối hoà-hợp với nhau. Trong đó, tập-thể đông nhất là những người (Bách)-Việt, một trong những giống "dân hàng-hải" tiền-tiến bậc nhất của nhân-loại. Không có chứng-tích nào, dù là nhỏ bé nhất đã cho thấy rằng họ từng bị một chủng-tộc khác truy-diệt, ít nhất cho đến khi người Tàu xuất-hiện, làm biến đổi hoàn-toàn bộ mặt Đông-Á và ảnh-hưởng đến cả nếp sinh-hoạt của dân-cư vùng Đông-Nam-Á.

Nếu đã tin-tưởng rằng "Những gì của César phải trả lại cho César", nhân-loại cần suy-luận lại và ghi nhận công-lao dân Việt về những phát-minh hàng-hải. Phần đóng góp này đáng kể như thiết-yếu trong tiến-trình văn-minh của loài người.

Chúng tôi cũng ý-thức rằng những di-sản "Văn-hóa Nước" của dân-tộc quý-báu như vậy cần phải được bảo-tồn và phát-huy. Chúng tôi kêu gọi các nhà nghiên-cứu về mọi ngành văn-hoá như sử-ký, địa-dư nước nhà, nên dành thêm nỗ-lực nghiên-cứu, cùng hợp sức nhau để tạo-lập được nhiều kết-quả tốt đẹp hơn.

 

Vũ-Quân

Phụ-Chú

(1) Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ, Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, Bản dịch của Mạc Bảo Thần Nhượng-Tống, 1944, Đại-Nam, California in lại, thập-niên 1990, trang VII, "Cùng Bạn Đọc".

(2) Nhiều đặc-tính của văn-hoá nước được phân-tích và trình-bày trong sách "Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific", Sumet Jumsai, Singapore, Oxford University Press, 1988.

(3) Báo Việt-Nam, San José, Tết Đinh-Sửu, 1997.

(4) "Miền Bắc Khai-Nguyên", Cửu-Long-Giang, Toan-Ánh, Sài-Gòn 1969.

(5) Man's Story, World History in Its Geographic Setting, T. Walter Wallbank; Scott, Foresman &Co, USA, 1961, trang 45.

(6) Early Man and the Ocean, A search for the Beginnings of Navigation and Seaborne Civilization; DoubleDay &Company, Inc; New York, 1979, trang 3.

(7) Đỗ-Thái-Bình, Đại-dương và những Con Tàu, Phụ-bản Khoa học Phổ thông, Sài-Gòn, 1984, trang 8.

(8) Human Geography, Oxford University Press, Canada. 1995, trang 302.

(9) Đỗ-Thái-Bình, Đại-dương và những Con Tàu, Phụ-bản Khoa học Phổ thông, Sài-Gòn, 1984, trang 8.

(10) Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, trang 109: 90 percent of the communications system of Indochina is by water, whether by the China Sea, the rivers and their confluences, or canals.

(11) Việt-Sử Tiêu-Án, Bản dịch của Hội Văn-Hoá Á-Châu, Sài-Gòn 1960.

(12) Bulletin de l'Ecole Franẫaise d'Extrême Orient, Vol. XXXIII, Hanoi, 1923, trang 137- 264.

(13) Sách Nanhai trade, Wang Gungwu, Kuala Lumpur, 1959, trang 23 viết một đoạn như sau: ...as the Yủehs had now become the subjects of the Han empire (-206 to 219), the author of the passage might have thought of them as Chinese. In this text, however, it is still necessary to make the distinction between the Yủehs and the Chinese...

(14) Eighth Voyage of the Dragon, Bruce Swanson, Naval Institute Press, Annapolis 1982, trang 1-12.

(15) Eighth Voyage of the Dragon, Bruce Swanson, Naval Institute Press, Annapolis 1982, trang 15: The anti-commercial attitude of the Confucian Chinese state was related to a traditional suspicion of merchants. The merchant, in fact, held a very low position on the Chinese social scale-fourth after the gentry, peasants, and artisans-and he was scorned for being parasitic."

(16) "Recherches on Ptolemy's Geography of Eastern Asia", Colonel G. E. Gerini, M.R.A.S., London, 1909.

(17) Vân-Đài Loại-Ngữ, Bản dịch và chú-giải của Phạm-Vũ, Lê-Hiền, Nhà sách Tự-lực, Sài-Gòn, 1973, trang 153.

(18) Southeast Asia, Tradition and Modernity in the Contemporary World, Donald G. McCloud, Westview Press, Boulder, 1995, trang 13.

(19) The Outline of History, H. G. Wells, Volume I, Garden City Books, New York, 1956, trang 465.

(20) The Outline of History, Volume I, trang 9.

(21) The Ocean in Human Affairs, Edited by S. Fred Singer, New York 1990.

(22) Nguyên-văn như sau: "the French dismissed Van Lang as a fairy tale, is now a national park, like our Independence Hall or Valley Forge, but more than two thousand years older in significance." (Understanding Vietnam, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, 1993, trang 7.)

(23) Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Managing Editor: Roberta Conlan Alexandria, Virginia, 1995, trang 18-19.

(24) Agricultural Origins and Dispersals, New York, 1952.

(25) New Light on a Forgotten Past, báo National Geographic, March 1971.

(26) Tập sách gồm có 6 vols. do nhà sách Gauthier-Villars: Paris phát hành trong những năm 1882-1908.

(27) Đăng tải trên hai số Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises 17(2):1-36; 18(1):1-25 [Hanoi], hai năm 1942-1943.

(28) Xem Stan Steiner, "Fusang, The Chinese Who Built America", New York, 1979, trang 17. Nguyên-văn câu dẫn-chứng của Stan Steiner như sau: "From the depth of his quandary, he (C. P. Fitzgerald) concluded ". . . there is little evidence that the Chinese had any contact with distant foreign people or knew of their existence before the second century B.C."

(29) "Fusang, The Chinese Who Built America", Stan Steiner, New York, 1979, trang17; nguyên-văn như sau: Many of the historians of the West have long found it difficult to contemplate, much less to encompass, the vast panorama o exploration and commerce that was created in early China. The ancients' history was too full of myth and legend. And these tales were so vague that even those who knew them did no know their meaning. Nor were the bone markings and cave scratches that the archaeologists were so fond of much more precise. Even the written history was suspect...

(30) Lỗ-Tấn Toàn-Tập, Thượng-Hải, 1948, trang 26. Dẫn lại trong "Tự hào là người Việt-Nam qua chứng liệu văn hoá lịch sử", Cao Thế Dung, Florida, 1989, Tựa, trang ii.

(31) Tự hào là người Việt-Nam qua chứng liệu văn hoá lịch sử, Cao Thế Dung, Florida, 1989, trang 14.

(32) Tựa sách "Việt-Nam Sử-lược", in lần thứ nhất, Sài-Gòn, 1971; q. 1.

(33) Gốc Rễ Triết Việt, trang 61.

(34) Laurence A. Schneider, Ku Chieh-kang and China’s New History, Nationalism and the Quest for Alternative Traditions, University of California Press, 1971.

(35) The Golden Peninsula, Culture and Adaptation in Mainland Southeast Asia, Charles F. Keyes, Macmillan Publishing Co., Inc.; New York, 1977, trang 194.

(36) Dragon Entangled, Indochina and the China-Vietnam War, M. E. Sharpe Inc., New York, London, 1992, trang 5. Nguyên-vănAnh-ngữ: The endemic political crisis that plagued the rulers of traditional Vietnam was a consequence, in part, of unsuccessful efforts to impose a Confucian-derived ideal order on a world very different from that which the order had originally been developed.

(37) Alexander Woodside, Vietnam and the Chinese Model, Cambridge: Harvard University Press, 1971, trang 220.

Nguyên văn: It was ever more true in southern Vietnam which "was more Cambodian, more Buddhist, less Confucian, less Sino-Vietnamese than the central and the north." 65 (65 Alexander Woodside’s Book

(38) Stephen C. Jett, "Diffusion Versus Independent Development" in C. L. Riley et al. (eds.), Man Across the Sea, Austin and London, 197l, trang 5-53.

(39) Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific, Sumet Jumsai, Singapore, Oxford University Press, 1988, trang 1-2. Introduction.

(40) Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam, Viết tắt NGMLCDTVN, Bách Bộc, Sài-gòn, 1971, trang 8.

(41) Một đoạn phụ-chú viết kiểu "khôi-hài"như sau về Khổng-Tử: The great Legge, in his translation (The Chinese Classics, Vol 1:Confucian Analects), P. 38, made out that Confucius intended to get on a raft and drift aimlessly at sea. Doubtless he did not know of the existence of excellent sailing-rafts, but it was a pity to generate yet one more unnecessarily fatuous Occidental conception of China.

(42) Kinh Việt, Sứ điệp Hạnh phúc của Văn hoá Việt; Nhà xuất-bản Hoa Tiên Rồng Brisbane - Australia, 1993, Lời Mở, trang 5

(43) Nguồn gốc Dân-tộc Việt-Nam, Nguyễn-khắc-Ngữ, Montréal 1985.

(44) Xin xem bài "Hàng-hải và Rễ Dân-tộc", Lướt Sóng Só 29&30, Xuân Đinh-Sửu 1997.

(45) Dẫn trong NGDTVN , trang 473

(46) Việt-nam Sử-lược, Trần-Trọng-Kim, trang 4.

(47) Việt-Sử Toàn-thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-Gòn 1960, trang 593.

(48) Human Geography, William Norton, Oxford University Press, Ontario, Canada, 1995, trang 149

(49) NGMLCDTVN, trang 307.

(50) Vietnam : A Political History, Frederick A. Praeder, Publishers, New York- Washington, 1968, trang 18.

(51) Vietnam's Will to Live - Resistance to Foreign Aggression from Early Times Through the Nineteenth Century, Monthly Review Press, New York and London, 1972.

(52) Viet Nam & The Struggle for National identity, Westview Press Colorado, 1992, trang 9-11.)

Nguyên-ngữ tiếng Anh: The two essential elements that contributed to the molding of the early Vietnamese social organization have been the struggle against nature and the struggle against a mighty neighbor to the north. In the process, the Vietnamese developed into one of the most determined, persistent, and tenacious people anywhere.

(53) "Trống Đông-Sơn",Phạm Minh Huyền, Nguyễn-Văn-Huyên, Trịnh-Sinh; Viện Khảo Cổ Học, Hà Nội, 1987, trang 231.

(54) Tác-giả sách "The Birth of Vietnam", University of California Press, California, 1983.

(55) C.P. Fitzgerald "The Southern Expansion of the Chinese People: Southern Fields and Southern Ocean", Barrie & Jenkins, 1972.

(56) New York, 1979: 70.

(57) The Birth of Vietnam, Keith Weller Taylor, University of California Press, 1983, trang 6: "The idea of an aquatic spirit's being the source of political power and legitimacy, which attended the formation of the Vietnamese people in prehistoric times, is the earliest hint of the concept of the Vietnamese as a distinct and self-conscious people."

(58) Miền Bắc Khai-Nguyên, Cửu-Long-Giang, Toan-Ánh, Sài-Gòn 1969, trang 37

(59) Tác-giả: Phạm Minh Huyền, Nguyễn-Văn-Huyên, Trịnh-Sinh; Viện Khảo Cổ Học, Hà Nội, 1987, trang 231

(60) Lê Nhâm Tuyết, Một số phong tục thời Hùng Vương qua những hình ảnh trên trống đồng, Tạp-chí Khảo Cổ Học số 14, 1974, trang 61.

(61) Viet Nam & The Struggle for National Identity, D. R. SarDesai, Westview Press Colorado, 1992, trang 9: According to one of the numerous legends concerning the origin of their state, a Vietnamese prince named Lac Long Quan came to northern Vietnam from his home in the sea.

(62) Vietnam: A Political History, Joseph Buttinger Frederick A. Praeder, Publishers; New York-Washington, 1968, trang 3.

(63) Chỗ hẹp nhất chỉ rộng có 30 hải-lý, tức 1/ 30 chiều dài cả nước (900 hải-lý). (Funk & Wagnalls New Encyclopedia, Vol.23, New York, 1992, từ-mục: Vietnam.)

(64) Contribution à l'histoire de la nation vietnamienne, Paris, 1955). Malcolm Salmon dịch ra Anh-ngữ: "The Vietnamese Nation - Contribution to a History by Jean Chesneaux", Sydney, 1966. Nguyên-văn: Even more than the often narrow coastal corridor of Central Viet Nam, the sea represents the main line of communication between north and south- it is therefore an essential element of Vietnamese national unity in the economic sphere.

 
Free Web Hosting