Tượng Phật Nổi Trôi

Bài đọc Ngày Hội Tết HQVN San José năm 1995.

 

Đã Hai Mươi Năm Bỏ Nước

Đã hai mươi năm chúng ta bỏ nước ra đi làm người tị-nạn. Thời-gian có lẽ đủ dài để những người thuyền-nhân xa xứ giảm bớt lòng thương nỗi nhớ hướng về nơi quê-hương xưa cũ mà nhận-thức ít nhiều tư-tưởng khác lạ, đặc-biệt quán-triệt về thân-phận bất-lực của con người trước dòng đời trôi nổi.

Khi cất bước ra đi, kẻ ly-hương những tưởng cuộc đời còn lại chỉ như chuỗi ngày tháng dài vô-vị, ngồi buồn bã đếm bóng thời-gian cùng than thân trách phận. Nhưng rồi vì bản-năng sinh-tồn, con người phải khởi-sự sắn tay làm việc, bắt đầu tranh-đấu kiếm miếng cơm manh áo, tạm gác lại một bên những suy-nghĩ vẩn vơ buồn thảm, nhớ thương... 

Lịch-sử và Di-cư

Nếu lịch-sử được hiểu là nối-tiếp những biến-cố diễn đi diễn lại nhiều lần, chuyến di-tản 1975 không phải là biến-cố chạy giặc bỏ xứ lần đầu xảy ra cho con dân Việt-tộc.

Sử Việt ghi chép tiền-nhân ta khởi-đầu những sinh-hoạt từ Động-Đình-Hồ. Mấy ngàn năm đã qua, chúng ta không quay lại được nơi đó.

Cho dù cố tự lừa dối lòng mình bằng chút hy-vọng nhỏ nhoi, chúng ta hiển-nhiên nhận-thức rõ ràng chẳng còn cơ-hội trở về. Những lần ra đi người vong-quốc như vật vờ xuôi theo dòng nước cuốn trôi. Nước sẽ không bao giờ chảy ngược lại cho chúng ta một cơ-hội về lại nơi chốn cũ, nguồn-cội xưa. 

Trước khi người Tàu lập-quốc, địa-bàn sinh sống của người Việt rất (Yueh) rất rộng. Ảnh-hưởng văn-hóa hàng-hải của họ lan ra khắp Đông và Đông-Nam Á-Châu. (Wolfram Eberhard. A History Of China. I977:trang 6-7). 

Ngay trong một phạm-vi nhỏ hẹp gần gũi như cuộc di-cư từ Bắc vào Nam năm 1954, không mấy người dân bỏ quê năm đó nay lại quy-hồi cố-hương cho dù hoàn-cảnh không hề ngăn-cấm. Lúc ra đi, đau sót bao nhiêu. thề-nguyền một ngày trở lại. Thế nhưng nhờ "Ông Trời có đức hiếu-sính". một khi cơn cùng-quẫn đã qua, việc lập-nghiệp đã thành; thôi thì chúng ta đành "nhận nơi này làm quê-hương" vậy. Tư-tưởng của chúng ta dần dần diễn-biến, đi từ di-cư sang tạm-cư, rồi sang cả định-cư vĩnh viễn. Kể từ lúc này, chính người ra đi cũng không còn hay biết. Trái đất, xem chừng như càng ngày càng thêm nhỏ hẹp, cho chúng ta quan-niệm mới về một quê-hương chung của con người đủ mọi sắc dân.

Trong thế-hệ hiện-tại, phần lớn đồng-bào Việt-nam chúng ta từng trải qua ba, bốn lần chạy giặc mà thông thường, cũng đôi ba lần thoát đi bằng đường thủy. Lần cuối cùng mới xảy ra 1975 hy-vọng là chặng chót trong cuộc đời di-tán, kẻ thuyền-nhân đến được Mỹ-châu. Ngày xưa, cổ-nhân chắc cũng như vậy thôi. Cảnh cũ tái-diễn hai biến-cố lịch-sử in hệt, một lần nữa lại đã xảy ra. 

Tượng Phật Nổi Trôi

Học-giả Hoàng-Văn-Chí có thể là người Việt-nam đầu tiên nghĩ đến những biến-cố tương-tự và ghi lại trên sách vở khi cụ bỏ quê miên Bắc, di-cư vào Nam năm 1954. Hiển-nhiên sau đó, như một lời tiên-đoán cho chính cuộc đời của mình, học-giả đến Hoa-kỳ và sinh-hoạt ở đây cho tới ngày cuối cùng của cuộc đời. Tâm-sự một người vì hoàn-cánh đất nước -- trốn chạy xứ Bắc dùng tầu vô Nam, rồi trôi dạt sang bờ đất Mỹ-châu -- được trình bầy trong bài "From Migration 1954 to Evacuation 1975", viết tại Mỹ năm 1980.

Kinh nghiệm của cụ Hoàng cũng là kinh-nghiệm hàng triệu người Việt tị nạn và rất có thể đã là kinh-nghiệm của thuyền-nhân Hòa-Bình / Đông-sơn tới "Tân-thế-giới" ngày xưa. Triết-lý của học-giả này hiển-nhiên mang lại niềm an-ủi cho những người như chúng ta.

Hãy tưởng-tượng rằng nhiều triệu bức tượng Phật, hiện-thân của những người ra đi, nhờ làm bằng gỗ nên đủ nhẹ mà nổi trôi được theo dòng nước thời gian và không-gian. Khởi đi từ Dương-Tử, Hồng-Hà, Cửu-Long, những bức tượng quý này vẫn tiếp-tục tấp vào bờ bến mới Mỹ-châu, không ngừng nghỉ từ ba, bốn, năm ngàn năm qua.

Chúng ta không cô-độc và đã gặp lại cổ-nhân, cùng đồng-ý trên một quan-niệm: lặng thà chịu đau khổ lìa xa quê-hương ra đi đế lánh xa phường cuồng bạo, làm lại cuộc đời mới; còn hơn ở lại quê cũ thân-yêu nhưng phải chịu cảnh tang-thương giống như những bức tượng đất nặng tình quê-hương ở lại, vì cơn nước lụt mà đành rã tan thân-xác. Những tượng Phật hiện-tại là chúng ta, đã gặp lại những tượng Phật gỗ quá-khứ là tiền-nhân... Và rồi đây trong tương lai, nhiều tượng Phật nữa sẽ tiếp-tục nương theo dòng nước cũ ra đi, như chúng ta trôi dạt đến những bờ trong, bến đẹp Mỹ-châu này.

Sinh ra từ đất mẹ, lòng ta nặng chĩu tình quê-hương nhưng vì sự gian-ác, đố-kỵ mà một số đồng-hương nắm quyền ỷ-thế không còn chấp-nhận cho chung sống, ta đành tự làm cho mình nhẹ nhõm để hóa thân thành một thứ Phật enlightened có khả-năng nổi trôi theo dòng nước mà cuốn hút ra đi.

Một thân cây gỗ bị cuốn ra biển Đông, thường thường không chìm đắm, sẽ theo nước gió mà có nhiều cơ-hội tấp giạt vào duyên-hải Mỹ-Châu. Bên cạnh các chứng-tích tương-đồng Á - Mỹ minh-chứng những người Việt thời cổ vượt Thái-bình-dương. Dòng đại hải-lưu đã từng cuốn đẩy họ sang Tân-thế-giới ngày nay vẫn tiếp-tục cuồn cuộn chảy như tự ngàn xưa. Thực-thể của cái guồng chuyển-vận thiên-nhiên vĩ-đại này không thể chối cãi được và hiển-nhiên là một minh-chứng vĩnh-cửu.

Số người cổ Việt đến Mỹ-châu không thể là một con số nhỏ nhặt và giả-thuyết về một con đường biển Cổ Việt - Mỹ-châu nhiều xác-xuất có - hơn là "không có" nên được giới khoa-học lưu-tâm nghiên-cứu và xác nhận. 

Thuyền-nhân Việt bị đẩy ra biển, nếu may mắn thuyền bè không chìm, hải-lưu trên Thái-bình-dương sẽ đưa họ qua bờ Mỹ-châu. 

Huyền-thoại Người Tị-nạn

Thuyền-nhân tị-nạn bỏ nước ra đi trước hết đề bảo-vệ mạng sống của chính mình. Chúng ta di-cư vì bản-năng sinh-tồn và cũng vì ưa thích tự-do cho dù bị bóc rễ, bật khỏi đất quê-hương, phải chịu đựng nỗi khốn khía tận-cùng khi phiêu bạt đó đây. Bản-thân những con người như vậy thường không ưa thích điều phù-du giả dối, cho dù được khoác vào mình những bộ áo huyền-thoại muôn màu.

Thông-thường chúng ta được nghe nói những chuyện như:

-khi một dân-tộc trở nên văn-minh thì thích đi chinh-phục và sẽ thắng-trận dễ-dàng những dân man-dã, và...

-mục-đích những sự di-dân đến đất mới thường là để mang những nền văn-hóa "tưởng như siêu-việt" đi

truyền-bá khắp nơi.

Những nhận-định đó có thể xác-đáng nhưng cũng có đôi khi lầm lẫn. Lịch-sử nhiêu lần đã chứng-minh ngược lại:

-Người Tầu khởi-sự di-chuyển và bành-trướng về lưu-vực Hoàng-hà vì gặp nạn đói kém ở chân dãy núi Côn-luân (khoảng 4 - 5 ngàn năm trước). Gốc rễ. văn-minh Trung-Hoa có lẽ đã khỏi đi từ lý-lẽ tầm-thường ngẫu nhiên như vậy

-Dân man mọi bao lan xâm-chiếm những kỉnh-dô văn-minh tráng-lệ - Các rợ tràn-lấn làm chủ thành La-mã, các địch vào Trung-nguyên trở nên hoàng-đế Trung-Hoa.

-Thuyền-nhân trốn chạy và di-cư ra ngoài vì tình-hình đất nước suy sụp, sinh-mạng bị đe doạ.

Người tị-nạn chiến-tranh như chúng ta cất bước di không phái vì lý-do thích chinh-phục, và cũng không với ý-nguyện mang văn-minh ra ngoài truyền-bá.

Tị-nạn không thuộc thành-phần ưu-thắng trong xã-hội. Vì bị yếu thế, kỳ-thị ở quê cũ mà họ phải đi tìm đất mới để sinh-tồn. Các đợt- di-dân tuy vậy ngẫu-nhiên đã đóng những vai trò quan-trọng trực-tiếp và gián-tiếp làm thay đổi lịch-sử nhân-loại.

Trong giới-hạn đề tài, bài phiếm-khảo này sẽ trình-bầy ngắn gọn những giả-thuyết tương-đối mới mẻ nhưng cũng có thề đã từng xẩy ra: thuyền-nhân tị-nạn Việt đã đến và khai-phá Mỹ-châu ngay từ cổ-thời. 

Di-dân

Di-dân (migration) theo Bách-khoa Từ-điền là sự chuyển-dịch của con người, di-dân liên-hệ đến những nhóm người, đi từ một chỗ, một vùng hay một xứ này đến một hay nhiều nơi khác, đặc-biệt với ý-định-cư ở địa-điểm mới. Nhân-loại đã liên-tục di-chuyển ngay từ khi mới xuất-hiện trên trái đất. Có lẽ quan-trọng hơn cả sự truyền giống là mang đi các đặc-tính về cơ-thể, con người khi di-cư còn đem theo đến đất mới nhiều ảnh-hưởng văn-hóa như cách-thức sử-dụng những dụng-cụ, thói quen sinh sống, ý-tương suy-luận và hình-thức tổ-chức xã-hội... Di-dân đã đóng góp cho sự hình-thành nền văn-minh nhân- loại tân-tiến hiện nay. Sự tiến-bộ cửa loài người chắc chắn sẽ bi chậm lại nhiều nếu không có di-dân.

Nguyên-do gây ra di-dân có thể vì các lý-do như sau:

(1)- do sự lôi cuốn của những vùng đất thuận-hảo hơn.

(2)- do môi-trường sinh-sống ờ quê nhà khó khăn hay trở nên tồi tệ.

Dựa vào các tài-liệu ghi chép được, người ta nhận ra nguyên-do thứ nhì quan-trọng hơn. đó là yếu-tố chính-yếu thúc-đẩy các cuộc di-dân lớn lao trong lịch-sử loài người. Nguyên-nhân (l ) có vẻ như liên-hệ đến việc di-dân thông-thường và nguyên-nhân (2) xem như liên-hệ đến tị-nạn. 

Hình-ảnh thuyền-nhân di-tản kéo nhau vào Hồng-Kông. 

Trường-hợp di-dân vi môi-trường kinh-tế, chính-trị, xã-hội, tôn-giáo... tại quê nhà trở thành quá tồi tệ khiến ho không thể ở lại được mà phải ra đi, chúng ta xếp loại họ ra thế nào? Di-dân, tị-nạn hay phải dùng những danh-từ gì khác cho xác-đáng hơn?  

Khác-biệt giữa Tị-nạn và Di-dân

Bách-khoa từ-điển Funk & Wagnalls định-nghĩa rằng : "Người tị-nạn (refugee) là những người bỏ trốn hay bị bắt buộc phải xa rời xứ sở gốc để xin được cư-trú tại một nơi nào khác. Sự rời bỏ có thể là do kết-quả của thiên-tai, của chiến-tranh, bới sự chiếm đóng của lực-lượng thù-địch, hay sợ bị xử-quyết vì lý-do tôn-giáo, chủng-tộc hay chính-trị ". Cho đến đầu thế-kỷ thứ 20, nhân-loại mới chú-tâm đến việc trợ giúp những người kém may mắn này. Năm 1921, tiền-thân của Liên-Hiệp-quốc là Hội Quốc-Liên thành-lập tổ-chức Hồng-Thập-Tự Quốc-tế và chỉ-định Cao-uỷ Tị-nạn. Khởi-sự các cơ-quan này giúp đỡ 800,000 người Nga chạy loạn tản mát khắp Âu-châu, sau đó trợ giúp 1,500,000 người Hy-lạp và 500,000 người Thổ-Nhĩ-Kỳ tị-nạn chiến-tranh. Cho đến nay, sự cứu-trợ trên khắp thế-giới vẫn tiếp-tục tiến-triển.

Người tị-nạn theo như định-nghĩa của Funk & Wagnalls ở trên thì không khác mấy với di-dân. Việc xác-định một di-dân có là tị-nạn hay không đã trở nên khó khăn về quyên cư-trú do một quốc-gia nào đó ấn-định hay chấp-thuận thường hay bị thay đổi và khác hẳn với quốc-gia kia. Chuyện này càng thêm tế-nhị và rắc rối hơn nữa trong thời-gian gần đây và cách-thức thanh-lọc thuyền-nhân Việt-nam, người này là di-dan kinh-tế và người kia là tị-nạn chính-trị?

Trong giới-hạn nghiên-cứu của đề-tài, người viết không có ý đi sâu vào việc định-nghĩa, phân-loại, pháp-lý...liên-hệ đến quyền tị-nạn, tuy-nhiên chúng ta cần biết một vài đặc-tính của người tị-nan và đi xa hơn một chút về trường-hợp thuyền-nhân tị-nạn Việt:

- Điều rõ ràng cho phần lớn những người tị-nạn Việt-Nam năm 1975 là khi vượt thoát, chúng ta không biết đi đâu và cũng không biết rồi ra, nước nào sẽ rộng lòng tiếp-nhận cho cư-trú.

- Di-dân thì khác, họ đã xin một quốc-gia nào đó và được chính-quyền nước đó chấp-thuận cho nhập-cảnh.

- Những cuộc vượt thoát thường nguy-hiểm, thiếu thốn phương-tiện chuyên chở và người tị-nạn không có nhiều thời-gian chuẩn-bị như khi di-dân, tài-sản mang theo không được nhiều, những vật-dụng nặng nề hay gia-súc to lớn phải bỏ lại.

Mục-đích ưu-tiên ra đi để bảo-toàn mạng sống, sẵn sàng chấp-nhân nguy-hiểm trên đường di-chuyển. Có thể là sau khi vượt thoát xong ra ngoài, họ mới nghĩ đến một chỗ đến và đôi khi dễ dàng chấp-nhận nơi chốn tạm dừng chân.

- Người tị-nạn không ngại thời-gian dài ngắn, địa-điểm đến xa hay gần, chỗ định-cư ở đâu chưa quyết-định.

- Người tị-nạn có thể yêu quê-hương sâu đậm hơn người di-dân, nhưng di-dân hay trở lại thăm quê cũ khi làm ăn khá-giả. Tị-nạn thường phải chạy trốn vì bị truy-diệt nên sự trở về đôi khi không thể thực-hiện dược. Khi nền thống-trị mới vẫn còn trên quê cũ, người tị-nạn ngậm căm-hờn, sống kiếp ly-hương. Đời sống con người trong những thiên-kỷ trước đây ngắn ngủi, không mấy người sống quá 50 tuổi; mà chữ viết vào thời xưa lại chưa được phát-minh. Khi người di-cư qua đời, con cháu họ hòa-nhập vào với dân-chúng vùng đất mới và những đau sót của tổ-tiên họ vì xa quê-hương xoá nhoà rất nhanh chóng theo với thời-gian.

Khác với các đoàn thám-hiểm có tổ-chức, có mục-đích rõ ràng tìm kiếm đất mới; người tị-nạn ra đi nhiều đợt, nhiều người đông-đảo hay cũng có trường-hợp chỉ là một người đơn-độc. Các đợt ra đi kéo dài trong thời-gian dài ngắn không nhất-định, họ kéo nhau đến nhiều vùng đất khác nhau mà ngay chính họ cũng có thể chưa biết trước khi ra đi. Người thám-hiểm trở lại nhà khi hoàn-tất công-tác dù thành-công hay thất-bại, trong khi người tị-nạn chỉ nghĩ đến chuyện ra đi.

Vinh-danh người thám-hiểm, chính-quyền và thân-nhân đưa tiễn. 

Những giả-thuyết tị-nạn Việt đến Mỹ

Sử sách xưa cũ của các dân-tộc khắp nơi trên thế-giới không ghi chép lại nhiều chi-tiết liên-hệ đến tình-trạng, đời sống sinh-hoạt của người tị-nạn. Ngày nay, các công-trình nghiên-cứu sâu xa về lịch-sử tị-nạn cũng chưa được đầy đủ cho lắm. Riêng phần "tị -nạn đến Mỹ trong các thiên-kỷ đã qua" là những gì mà sự hiểu-biết của nhân-loại còn rất mơ-hồ.

Khổ đau của người chạy loạn

Tuy vậy các khoa-học-gia trên đường đi tìm chứng-cớ cho giả-thuyết Mỹ-châu trong cổ-thời không hoàn-toàn bị cô-lập với thế-giới bên ngoài", đã nhận thấy rằng có nhiều di-dân vượt biển đến đây. Các giả-thuyết này nếu để riêng rẽ, có thể còn chưa vững chắc nhưng nếu tập hợp lại thì chi-tiết này có thể bổ-túc chi-tiết kia và sự lập-luận phối-hợp như vậy xem ra hữu-lý và dễ dàng thuyết-phục mọi giới nghiên-cứu tò-mò tìm hiểu.

Nhiều tác-giả đã mang ra ánh-sáng các ý-kiến mới mẻ về sự hiện-diện của di-dân nói chung và tị-nạn Việt nói riêng trên đất Mỹ-châu từ nhiều ngàn năm qua. Một số tài-liệu điển-hình như sau:

1 - Arnold Channing và Fredenck J. Tabor Frost cho rằng các phế-tích Mayan cũng cổ như các phế-tích ở Ai-Cập.. Các kiến-trúc-sư đầu-tiên là các Phật-tử di-dân từ bán-đảo Hoa-Ấn và Nam-dương đến Trung-Mỹ bằng tầu thuyền, mỗi chiếc chở được hai hay ba trăm người. Trong khu-vực 150 dậm Anh gần Copan, những công-trình điêu-khắc mang nặng các nét thuần-túy Đông-dương (The American Egypt: A Record of Travel in Yucatan, New York & Lon don, 1909).

2- Joseph Campbell họa bản-đồ đường biển di-dân từ Đông-Á qua Mỹ-châu ngang qua quần-đảo Aleutian, Alaska, Bắc, Trung và Nam-Mỹ tới Ecuador. Ông quả-quyết có nhiều chứng cớ hiển-nhiên không chối-cãi được là những người Đông-Á, trong đó có dân Bắc Việt-nam, Cambodia, Tầu, Nhật đã khởi-sự di-cư sang Mỹ từ thời Cựu-thạch, khoảng 3,000 năm TTL. (Historical Atlas of World Mythology, phát-hành ở San Francisco? 1983 : 194).

3- William Henry Holmes phát-biểu sự đồng-ý với lý-luận của nhiều học-giả khác mà ông nhắc đến làm dẫn-chứng rằng: di-dân Á-châu chiếm hầu hết thành-phần di-dân đến Mỹ-châu. Tuy vậy Holmes nói rằng chúng ta không nên bỏ qua sự khả-hữu của các di-dân khác thuộc giống Bạch-chủng, Đa-đảo và cả Hắc-chủng nữa. (Bearing of Archaeologica Evidence on the Place of Origin and on the Question of the Unity oi Plurality of the American Race, báo American Anthropologist 14, 1 9 1 2: 30-36).

4- Stephen C. Jett, ngoài sự trình-bày những nét tương-đồng Đông- Nam-Á - Nam-mỹ về nhiều phương-diện được lập thành hệ-thống chặt chẽ, lại còn đưa ra sự so-sánh về các yếu-tố nhân-hình của giống người thuộc chủng Mã-lai và dân Nam-Mỹ. Jett đề-nghị có thêm thử-nghiệm cho giả-thuyết về sự di-dân ngang qua Thái-Bình-Dương.

Trong khi chờ đợi có thêm chứng-cớ hiển-nhiên khác nữa, Ông nhận rằng chỉ có các cuộc di-dân như vậy mới là cách giải-thích có thể chấp-nhận được về những sự giống nhau như in hệt bao gồm cả các lãnh-vực chủng-tộc, văn-hóa, thảo mộc giữa Mỹ-châu nhiệt-đới và vùng mà chủng Mã-lai sinh sống. Malaysia and Tropical America: Some Racial, Cultural, and Ethnobotanical Comparaisons; báo-cáo Proceedings of the 37th International Congress of Americanists, Argentina 1966, 4: 133 - 177).

Theo những tài-liệu xuất-bản hồi gần đây đưa ra, nguồn gốc dân-tộc ta đính liền với chủng Mã-lai nên những yếu-tố về nhân-hình như chiều cao tầm-thước, sọ ngắn, loại máu O... mà Jett đưa ra so-sánh, cũng rất sát với đặc-điểm của người Việt chúng ta. Riêng mầu da, mái tóc; những đồng-bào ta sống ở núi rừng, đồng ruộng, đời sống lam lũ, đầm mưa giãi nắng quanh năm, qua nhiều thế-hệ cũng có người ngả sang mầu nâu, hung đỏ gần như mầu da thổ-dân Mỹ-châu.

5- Rafique Ali Jailazbhoy đưa ra chứng-cớ về sự di-dân từ khu-vực của Trung-hoa và Ai-cập đã đóng góp cho nền văn-minh Mỹ-châu. Ông có một nhận xét rất đặc-biệt rằng ảnh-hưởng của văn-minh Trung-hoa không thực-sự sâu đậm, mà bàng bạc khắp nơi trong mọi lãnh-vực của đời sống Mỹ-châu. (On World Origins of American Civilization, Vol. I, New Jersey & London l974).

6- Paul Shao, học-giả gốc Trung-hoa, trình bầy trên quan-điểm nghệ-thuật cổ-thời, Trung-hoa và Mỹ-châu có thật nhiều sự tương-đồng sâu-sắc đến cả trong các lãnh-vực triết-lý, tôn-giáo. (The Origin of Ancient American Cultures, 1983, Iowa State University Press).

Mới thoáng đọc qua giả-thuyết của ông, chúng ta tưởng như ông Shao này đối nghịch với học-giả Ai-cập Jailazbhoy về sự hiện-diện của người di-dân từ đất Tàu nhưng xem kỹ hơn một chút, chúng ta thấy hai nhà nghiên-cứu cũng đã gặp nhau lại ở một điểm. Đó là quan-niệm có ảnh-hưởng văn-minh Á-châu trên đất Mỹ và những di-dân Á-Đông mang văn-minh đi truyền-bá phần lớn lại không phải người Trung-hoa chính gốc mà là các dân-tộc khác như Đông-di, Nam-Man. Suy ra, nếu có những gì mang "vẻ ra Tàu mà không hoàn toàn Tàu có thể phù-hợp với đặc-tính của... Việt. 

Các đợt sóng thuyền-nhân chạy khỏi Việt-Nam sau 1975. 

Shao là một trong số các tác-giả hiếm hoi đưa ra đề-nghị nghiên-cứu kỹ-lưỡng vai trò khai-phá Mỹ-châu của tị-nạn Việt chúng ta, đặc-biệt là các "thuyền-nhân" trốn chạy ngoại-xâm. Nhiều biến-cố trong cổ-sử Á-đông được ông mang ra phân-tích và bàn nhiều đến các đợt sóng tị-nạn vượt thoát ra vùng biển Đông từ 4,000 năm xưa khi người Trung-hoa bắt đầu xâm-lăng, truy-diệt các sắc dân bản-địa miền Nam.

7- Oswald Menghin dành thì-giờ viết nhiều về thuyền-nhân vượt biển từ Á qua Mỹ-Châu, khá nhiều chi-tiết liên-hệ đến văn-minh Đông-Sơn.

Theo Menghin, đã có nhiều đợt di-dân bằng đường biển khắp nơi trên thế-giới, riêng những,người di-cư từ Đông-dương và Hoa-Nam đã tới Mỹ bằng nhiều đợt, ảnh-hưởng văn-hóa của họ ở Tân-thế-giới kéo dài trong suất khoảng thời-gian từ 3,000 năm trước Tây-lịch cho đến năm 1000 (Relaciones Transpacificas de America Precolombina, báo Runa 10( 1 -2), 1967: 83-97).

Cùng đồng-ý với ông về khoảng thời-gian "Đông-dương-hóa Mỹ-châu'' như trên có nhiều học-giả khác nữa, nhưng tất cả đều biểu lộ sự ngạc-nhiên, không giải-thích được lý-do tại sao. Những người Việt thuyền-nhân, không phải vì ngẫu-nhiên mà vì kinh-nghiệm bản thân, có thể đưa ra câu trả lời tương-tự như sau: "Tiền-nhân (Bách) Việt chúng ta khởi-sự ra đi khi người Tàu bành-trướng lãnh-thổ, 5,000 năm trước. Khi người Việt miền Nam đã đánh đuổi được người Tàu và giành được nền tự-chủ cùng xây-dựng lại quốc-gia tại vùng châu thổ Hồng-hà vào khoảng thế-kỷ thứ 10, những chuyến đào-thoát ồ ạt kéo nhau ra biển không còn cần-thiết nữa. Trong thời-gian mịt mờ của sử Việt như kể trên, bão-tố và đại-hải-lưu đã cuốn trôi biết bao người vong-quốc sang bờ Mỹ-châu cho dù họ vô-tình hay cố-ý hoạch-định một chuyến ra đi “bảo-toàn sinh mạng”.

8- Grafton Elliot Smith nhận ra rằng văn-minh Mỹ-châu trước thời Kha-luân-bố không hoàn-toàn có tính-cách bản-xứ mà phần chính đã được khởi-động từ những ảnh-hưởng văn-hoá của các di-dân vượt Thái-bình-dương. Thời-gian tiếp-nhận văn-hoá này đã xảy ra suốt trong mười hai thế kỷ sau khi Thiên-chúa giáng-sinh và có lẽ 2 hay 3 thế-kỷ trước đó nữa. (Elephants and Ethnologists: Asiatic Origines of the Maya Ruins, London & New York, 1 924: 1 -2). Smith đưa ra các kết-quả nghiên-cứu viết nơi các trang 1 17- 1 29: “những sự hiển-nhiên chỉ-dấu cho biết Đông-dương là nguồn cảm-hứng chính cho văn-minh Maya". ông chú-tâm nghiên-cứu đến bán-đảo Hoa-Ấn (Indo-Chine) mà ông cho rằng cần phải lưu-tâm thật nhiều, nỗ-lực nghiên-cứu không nên hướng nhiều qua phía Ấn-độ.

Grafton Elliot Smith’s map of cultural diffusion across the world from Egypt

Thuyết Văn-minh Phân-tán “hyper-diffusionists” theo Grafton Elliot Smith.

9- Tiến-sĩ Gunnar Thompson, trong khi sáng lập Nu-sun Institute, văn-phòng liên-lạc: 4974 North Fresno Street, Suite 1 36, Fresno, CA 93726; đã dự-trù thiết-lập một bảo-tàng-viện về viễn-dương, một trung-tâm nghiên-cứu về một Thái-bình-dương hòa-bình và một tờ báo định-kỳ, xuất-bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải-hành hòa-bình tưởng-niệm những chuyến vượt Thái-bình-dương như của Đô-đốc Nguyễn-Sơn (Nu-Sun). Cuộc đi này sẽ dùng tầu thuyền kiểu Á-Đông, khởi-hành từ Đông-dương qua Nhật, Tây-bá-lợi-á, Gia-nã-Đại, Hoa-kỳ, Mễ-tây-cơ, El Salvador, Guatemala, Nicaragua và trở lại, qua ngả Polynesia.

Thompson viết sách ''Nu-Sun, Asian-American Voyages 500B.C., Fresno l989”; tin-tưởng rằng người Á-đông, lãnh-đạo bởi những nhân-vật huyền-thoại như Đô-đốc Nguyễn-Sơn đã hải-hành tới Guatemala và Honduras khởi-sự từ năm 500 TTL, thiết-lập một thuộc-địa thương-mại giữa dân bộ-lạc Maya, họ sống thật hòa-hợp và giúp phát-triển nền văn-minh ở Tân-thế-giời. Công-trình biên-khảo của tác-giả rất công-phu, đặc-biệt cung-cấp nhiều hình vẽ chi-tiết, trải dài khắp cả cuốn sách, chứng-minh hùng-hồn sự thật hiển-nhiên về giao-tiếp Á - Mỹ.

 

Đường hải-hành của Đô-đốc Nu-Sun. Theo quan-niệm của Gunnar Thompson, việc hải-thương đã qua lại hàng ngàn năm. 

10 Ngũ-Đường-Sơn. Có lẽ Chứng-lích tôn-giáo đậm nét mang dấu-tích người Việt cổ tị-nạn đến Mỹ là một số chữ ghi lại trên những bình gốm và đồ đồng cổ-thời ở Trung-Mỹ... Người ta đã đọc được rất nhiều chữ Sơn và rõ ràng hàng chữ “Ngũ-Đường-Sơn”.

Những thuyền-nhân gặp nguy-biến trên biển, thường cầu-nguyện Trời, Phật, Chúa, Thần-Thánh, Ông Bà cứu giúp. Nhiều Phật-tử Việt-Nam trong đợt di-tản vừa qua kể rằng Phật-bà Quán-Âm rất linh-thiêng đã cứu thuyền họ thoát-hiểm. Mấy ngàn năm trước đây, niềm tin-tưởng chắc cũng tương-tự như vậy. Ngũ-đường-sơn qua nhiều thế-kỷ là chỗ trú-ẩn của dân tị-nạn chạy trốn khi lãnh-thổ bị chinh-phục, hay khi giặc dã tràn đến tàn-phá xóm làng của họ. (Sacred Mountains of the World. Edwin Bembavin. San Francisco, 1990: 35-40).

Dãy núi gồm 5 ngọn khá cao nên cũng có nhiều người gọi là Ngũ-Đường Sơn, người gọi Vũ-Đường-Sơn. Chùa thờ Phật-bà ở đây được nổi tiếng trong thời cổ như là nơi linh-thiêng nhất, đặc-biệt người tị-nạn cầu gì được nấy. Xin ghi-chú thêm là giai-đoạn nước Tàu bành-trướng, người Việt phải trốn chạy, thường họ là thuyền-nhân trốn chạy bằng thuyền và rất có thể là Phật-tử, trong khi hầu hết người Tàu chính gốc lúc đó dù theo Khổng-giáo hay không, cũng đối-nghịch với giáo-lý Phật-đà. 

 Chứng-tích tị-nạn đến Mỹ qua chữ viết “Ngũ Đường-Sơn”. Hình này là tài-liệu của Giáo-sư George F. Carter, trong đó Ông có lưu-ý rằng người Việt-Nam cũng sử-dụng loại chữ Hán này... (báo Anthropological Journal of Canada, Vol. 14, No. 1, 1976, trang 16 - 17). 

Khởi đi từ Thảm-cảnh Biển Đông

Những thảm-cảnh trên biển Đông đã xẩy ra từ nhiều ngàn năm xưa, đến cuối thế-kỷ 20 này vẫn còn tiếp-diễn. Có lẽ không một vùng biển nào trên thế-giới ghi nhận nhiều sinh-mạng mất mát, nhiều nước mắt chảy thành dòng, nhiều đau khổ cho con người tị-nạn đến như vậy. Giữa thời nhiễu-nhương vì lý-tưởng khác-biệt Nam-Bắc tương-tranh, kẻ thắng giết chóc, cướp-bóc, xua-đuổi, đầy-đoạ người thua. Vào cuối thế- kỷ 20 mà bi-kích giữa anh em đồng-bào còn như vậy thì thử hỏi cảnh xâm-lăng chém giết, cướp bóc dã-man đến mức-độ thế nào hồi mấy ngàn năm về trước. Chủng-tộc Trung-hoa hiếu-chiến nhất-định đã không chút nương tay truy-sát tiền-nhân Việt-tộc chúng ta. Thời ấy những đợt sóng thuyền-nhân ồ ạt đổ xô kẻo nhau ra biển trốn thoát đời nô-lệ, mưu-cầu tự-do hẳn phải diễn ra trong cảnh hỗn-loạn kinh-hoàng nhiêu lần hơn thế nữa.

Nhưng bỏ ngoài những thảm-cảnh trần-gian đó, thuyền-nhân cũng đã can-đảm hơn ai hết, vượt qua tất cả hiểm-nguy do cả thiên-nhiên và chính con người gây ra, cho dù có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Họ muốn nói lên chân-lý của cuộc sống đúng nghĩa: tất cả cho tự-do.

“Chân-lý tự-do" có thể đã nhiều hát ít đóng góp cho sự khai-phá Mỹ-châu cũng như nhiều vùng đất mới khác trên mặt địa-cầu. Ngay từ thời tiền-sử cho đến nay, Tân-Thế-Giới không bao giờ hoàn-toàn bị cô-lập với phần còn lại của nhân-loại sinh sống tại cựu-lục-địa.

Những chuyến ra vô Mỹ-châu bằng đường biển, một phần thực-hiện bởi những người đi tìm tự-do, rất thường-xuyên không phải chờ tới Kha-luân-bố mới mở đầu- Những lý lẽ minh-chứng cho sự kiện trên được nhiều nhà nghiên-cứu tìm hiểu lên tới 5613 đề-mục đã được cơ-sở Research Press của Đại-học Provo thống-kê và ấn-hành trong tập sách Pre-Columbian Contact with the Americas Across the Oceans, xuất-bản 1990.

Riêng phần liên-hệ Việt-Mỹ trong cổ-thời đã có rất nhiều dấu-tích trải rộng ra trên hàng ngàn tài-liệu, chắc chắn làm nhiều nhà nghiên-cứu phải say mê. Một đôi khi người ta bất ngờ đọc được ở đâu đó từ một cuốn sách vô-danh bị lãng quên nói về ảnh-hưởng đời sống thuyền-nhân Việt còn sót lại ở Mỹ-châu. Thí dụ như trường-hợp bức hình trình-bầy dưới đây được tu-sĩ Adams Gilg dòng Jésuit họa vào năm 1692, mô-tả một cảnh sinh-hoạt của thổ-dân Serís vùng California. Tấm hình thô-sơ này may mắn còn sót lại, cho thấy các đặc-điểm rõ ràng về trang-phục của người Da đỏ như chít khăn, đầu cắm lông chim; những người đàn ông đi trước với quang gánh hay mang vũ-khí và cung tên, người đàn bà đi sau với thúng đội trên đầu, một tay mang chiếc chiếu cuộn tròn, một tay dắt con.

Những đặc-điểm của người California lúc xưa trong khi giống như in hệt người cổ Việt, lại không giống với bất cứ một sắc dân nào khác. Chẳng có sự giải-thích nào thời giản-dị dễ hiểu hơn về những tương-đồng đó là mối giao-tiếp trực-tiếp giữa người Việt và Mỹ-châu.

Nói khác đi, giả-thuyết “người cổ Việt đã đến Mỹ-châu" kèm theo các chứng-tích như vậy được thành-hình một cách vững chắc.

 

Hình vẽ của Tu-sĩ Adam Gilg về thổ-dân Da Đỏ Seris. I692. 

Thuyền-nhân cùng những "bộ-nhân" và những người tị-nạn, di-dân khẩn-hoang khác, với nghị-lực phi-thường chắc chắn đã đóng những vai trò quan-trọng trong liến-trình văn-minh nhân-loại suốt cổ-thời mà thường thường bị lịch-sử quên-lãng.

Nhân-loại cần chú-tâm nghiên-cứu "thuyền-nhân-học". Cao-uỷ Tị-nạn Liên-Hiệp-Quốc có lẽ là cơ-quan đầy đủ khả-năng nhất hiện nay nên đẩy mạnh công-tác hữu-ích này.

 Nghiã Đồng-bào và Chân-lý Tự-do

Thấm thoắt hai mươi năm qua thật nhanh, khối người Việt hải-ngoại trong khi cố-gắng hội -nhập vào đời sống mới ở đất người, cùng kiên-trì tranh-đấu cho quê-hương với hy-vọng những thay đổi tốt đẹp sẽ đến với đồng-bào trong nước. Nỗ-lực của chúng ta suốt hai thập-niên đã không nhiều thì ít, có ảnh-hưởng làm thay đổi chính-tình trong nước.

Vì mục-đích ra đi của chúng ta không phải chỉ vì miếng cơm manh áo nên người thuyền-nhân tị-nạn chẳng quên tình nước non, nghĩa đồng-bào. Tạo-hóa sinh muôn loài có lẽ cũng muốn chúc-phúc tự-do và no ấm cho tất cả. May mắn hơn mọi người ở lại, nhờ vượt thoát nên người ra đi được sinh-hoạt trong không-khí dân-chủ. Nhờ ý-thức rõ ràng được tầm giá-trị cao-quý của tự-do qua cái giá quá đắt mà bản-thân chúng ta đã phải trả nên người hải-ngoại hằng mong mỏi đồng-bào quốc-nội cũng sẽ được thụ-hưởng tất cả nhỡn điều tốt đẹp tương-tự.

Nếu chúng ta cứ quyết-tâm tranh-đấu cho nhân-quyền không ngừng nghỉ, một ngày nào đó sự thành-công sẽ đến trong việc chuyển-biến quê nhà từ chế-độ độc-tài sang dân-chủ, giúp cải-tiến đời sống người dân từ nghèo đói sang ấm no. Sau 5 ngàn năm văn-hiến, lần đầu tiên Việt-sử sẽ trịnh-trọng ghi các dòng chữ vàng về công-trạng những người bỏ nước ra đi vẫn nhớ gốc nguồn. 

Không có Bông Hồng trên Nấm Mộ người Thuyền-nhân

Nhiều người thời cổ ra đi chèo chống thuyền bè hầu hết là những thủy-thủ cùng gia-đình và thân-hữu của họ. Thông-thường thì phần kết-thúc số-phận dành cho những người đi biển chuyên-nghiệp tương-tự như họ chỉ là một chút xót xa -thoáng qua và tiếp theo là sự quên lãng, nhạt nhoà rồi sau cùng tan-biến trong trí nhớ loài người. Theo một văn-sĩ Pháp trên mộ người thủy-thú không có đoá hồng nở".

            Thương thay, không ngôi mộ, chẳng đoá hoa tưởng nhớ mà cũng không còn lại vết tích nào hết. Chẳng lẽ thời-gian có quyền-lực xoá nhoà tất cả hay sao? Dù thế nào, chúng ta cũng thử dào bới lại xemsao và nên hăng-hái khởi-sự. ước mong theo sau những sự "đào bới sách vở" là những đào bới thực-sự trên đất Mỹ-châu mang lại kết- luận tương-tự như "chứng-tích Newfoundland xác-nhận người Vikings đến Tân-Thế-Giới ".

“Sur la tombe du marin

Ne fleurit pas la rose…”

Những Người Muôn Năm Cũ, Hồn ở Đâu Bây Giờ?

Bài này được viết nên nhằm lúc kỷ-niệm 20 năm ngày xa biển của hàng chục ngàn lính thủy cùng đoàn-viên hàng-hải, ngư-nghiệp Việt-Nam vì cơn quốc-biến gia-vong phải từ-bỏ mộng hải-hồ, nhiều người ra đi theo "nghiệp-dĩ" của những bức tượng gỗ trôi nổi muôn phương qua cát bờ bến đại-dương xa lạ. Người viết hy-vọng mang chút tâm-tình của một thuyền-nhân cuối thế--kỷ 20 dâng tặng những người đi trước và các bạn đồng-hành năm đó. Bông hồng này không biết đủ tươi đẹp, xứng-đáng tặng những thuyền-nhân năm ba ngàn năm xưa cũ hay không, nhưng lòng người viết thật chân-thành.

Đặc-San Lướt-Sóng 30-4-1995: 93-110

Vũ-Hữu-San

 

 

Buddha Wept

In “From Migration 1954 to Evacuation 1975” by Hoàng-văn-Chí

 

To stay is accepting a life that is vile

To go is volunteering for dreaded exile

Hey! Do you go or stay?

As for me, I keep changing my mind every day

It’s making me thinner and turning me gray.

 

That happened to me, too.  As I changed my mind over and over again many times.  I could neither eat nor sleep.  At the beginning I took sleeping tablets to put my mind at rest, at least during part of the night, but later, fearing dangerous side-effects, I preferred reading books when going to bed, another cure again insomnia which I believed to be much safer.  From this practice, I got a most valuable experience: The more obscured a book is, the faster it makes you sleep.

            I started with the “Book of Change” and the “Tao Ich Ching” which I found highly effective but, one night, I could not close my eyes for the rest of the night when I inadvertently feel on a particular chapter in the “Chan Kuo Che.”  I left that book behind (bo lai dat Bac), but the story I read that night was as follows:

            Meng Shang Chung was known throughout the State of Ch’i because of his famed generosity.  At anytime, no less than one hundred guests were entertained in his house.  One day, however, Meng felt frustrated with the politics of his own state, which was in a virtual decline and for that reason, he made up his mind to emigrate to the State of Ch’in.  This was a semi-barbarian state at the northwestern corner of China, which thanks to its totalitarian for of government was growing stronger so fast that it caused both admiration and fear in its neighbors.

            Upon the news of Meng’s impending departure for Ch’in, thousands of his friends came and implored him to stay, but Meng persisted in his decision and did not listen to the advice of anyone.  Son Ch’in was the last to come, but Meng gave him a serious warning as soon as he entered the house.

            Meng said, “I greatly appreciate your coming to bid me farewell.  As we meet each other, perhaps for the last time, I am ready to listen to any wisdom you may want to teach me, but please, don’t waste your time in persuading me to stay.  I will leave no matter how my decision is irrevocable.”

            Son Ch’in calmly replied, I don’t have any wisdom and I don’t intend to persuade you to do anything.  I come today simply because I want to tell you about a most extraordinary event which I personally witnessed last night.  If you don’t want to know about it, I will go and tell someone else.”

            Highly interested in what Son Ch’in announced as a “most extraordinary event.”  Meng immediately agreed to listen.  Then, slowly, Son Ch’in began his narration:

            “I was traveling last night and caught by a thunder storm, I had to take refuge under the cave of a pagoda on the left bank of the Ch’i River.  As I was standing outside, I heard two Buddhas talking to each other inside.  Judging from their voice, I recognized one Buddha was made of wood and the other one made of dirt.

            The Wooden Buddha told his Earthen companion: “There will be heavy rain and big flood.  The water of the Ch’i River will raise higher than your head and mine.  As I am made of wood, I will float and no serious damage will be done to my body.  But as you made of dirt, I am afraid you will be completely dissolved.”

            The Earthen Buddha readily replied, “I am made of dirt collected from this area.  From dirt, I will come back to dire and stay here forever.  You are carved our of a piece of wood taken from the nearby forest.  As you float, the current will carry somewhere nobody knows.  On this is, however, certain.  You will never have a chance to return to this place where Heaven, Earth, and Men have combined their efforts into making you as a Buddha-being.”  The Earthen Buddha had not yet completed his sentence when the wooden one started sobbing.

            Meng sobbed too, and after sobbing, he ordered his servants to undo his luggage.

            I did not weep because I could not, but not unlike Meng Shang Chun in the story, I changed my mind and decided to stay.  But still, as I could not sleep, I kept reading every night and after I had finished reading all the Chinese Classics I had no my bookshelves, I began reading modern books on archeology.  This was because in my view, these kinds of western books were as boring as books on Oriental Philosophies, in Chinese or translated in any other language.

            One night I fell on the book dealing with the ancient cultures of Mayans and Incas in Central and South America and to my great surprise, I suddenly found that there were many cultural ties that existed between the Mayans and the Incan civilizations and the prehistoric Hoabinhian and Dongsonian civilizations in Vietnam.  My belief has been confirmed by later discoveries that some three thousand years go, because of the impact of the Aryan invasion of India and the Chou invasion of China, people of Hoabinhian and Dongsonian civilization in Southeast Asia were pushed into the sea and, on their bamboo out-riggers, they slowly spread over the Pacific Islands and finally landed on the American continent.

            I then told myself: It may be true that to stay is accepting a life that is vile, but it is not necessarily true that to go is volunteering for dreaded exile.  Also, semantically speaking – when people go by the thousand, it cannot be exile, it is rather a mass-exodus, a phenomenon which already occurred in many places and many times in history.

            With that new idea in mind, I boarded a train the next morning to Haiphong, the sea port, where I joined the mass exodus to South Vietnam.

            Since then, I experienced the fate reserved to wooden Buddha and that was a mighty current that carried me successively from one shore to the next until ten years later I reached the United States, a country which I very soon discovered to be a Haven (noi ket tu) for Wooden Buddhas coming from all over the world that brought great consolation to my mind.  The idea of living among other wooden Buddhas alleviated my pains of separation and permitted me to bear, with less difficulty, all the hardship which come to me during the past ten years, I tried to rebuild my life and adapt myself to the American way of life.

Hoàng-văn-Chí

Free Web Hosting